Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

Đau bụng kinh


Cập nhật lần cuối vào 11/08/2020

Đau bụng kinh là hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.

1. Đau bụng kinh là gì ?

– Cơn đau liên quan đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được gọi là đau bụng kinh.

2. Tình trạng này có phổ biến không?

– Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới. Hơn một nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 – 2 ngày mỗi tháng do hoạt động của kỳ kinh nguyệt.

3. Đau bụng kinh có mấy loại?

– Tùy vào căn nguyên gây ra, đau bụng kinh được chia làm hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

4. Đau bụng kinh nguyên phát là gì?

– Là cơn đau xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến kinh nguyệt hoặc đang bị “hành kinh”.

5. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nguyên phát?

– Gây ra bởi một số chất hóa học tự nhiên trong cơ thể, gọi là prostaglandins. Prostaglandin được sinh ra trong niêm mạc tử cung.

6. Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi nào?

– Tình trạng này thường xảy ra ngay trước khi có kinh nguyệt, bởi vì lúc này lượng prostaglandins tăng cao trong niêm mạc tử cung. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, prostaglandins tăng lên rất cao, sẽ gây đau bụng kinh dữ dội. Trong những ngày tiếp theo, niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống, mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn.

7. Ở độ tuổi nào thì đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu xuất hiện?

– Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện và “đồng hành” cùng chị em mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, bắt đầu từ kỳ kinh đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần cải thiện qua độ tuổi và sau khi sinh.

8. Đau bụng kinh thứ phát là gì?

Đau bụng kinh thứ phát bắt nguồn từ những rối loạn trong hệ thống sinh sản và thường xuất hiện muộn hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Mặt khác, những cơn đau thứ phát thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

9. Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi nào?

– Cơn đau bụng kinh thứ phát thường kéo dài hơn bình thường. Cụ thể, tình trạng này hầu hết xảy ra vài ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Mức độ đau tăng dần trong kỳ kinh nguyệt và có thể không biến mất ngay cả khi đã qua giai đoạn hành kinh.

10. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát?

– Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh thứ phát, bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Các mô của niêm mạc tử cung xuất hiện ở những vùng bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong buồng trứng, ống dẫn trứng, và trên bàng quang. Giống như niêm mạc tử cung, các mô nội mạc tử cung “bị lạc” này cũng bị phá vỡ và gây chảy máu để đáp ứng sự thay đổi của hormone. Tình trạng chảy máu này chính là nguyên nhân gây đau, đặc biệt là vào những ngày liền kề chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, khu vực chảy máu có thể để lại mô sẹo, khiến các cơ quan bám dính vào nhau, gây ra đau bụng kinh dữ dội.
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Tình trạng khi mà các mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện ở bên trong cơ của thành tử cung
  • U xơ tử cung: Là những khối u lành tính hình thành ở phía ngoài, phía trong hoặc bên trong thành tử cung. Khối u xơ nằm trong thành tử cung có thể gây ra đau.

11 .Có nên sử dụng thuốc khi đau bụng kinh?

– Việc sử dụng thuốc giảm đau trong những ngày đầu có kinh, sẽ giúp giảm cơn đau, nhưng lâu dài sẽ gây lạm dụng thuốc,

– Xử trí: Nên nằm nghỉ ngơi, hoặc chườm nóng. Vì đây là cơn đau sinh lý sẽ tự khỏi không cần sử dụng thuốc.

– Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài, tăng cường độ theo thời gian, sau khi hết kinh, nên khám sản phụ khoa => chẩn đoán bệnh lý => xử lý căn nguyên.

12. Nếu sử dụng thuốc, nên sử dụng như thế nào?

– Không nên tự mua thuốc. Nên có chỉ định của y bác sĩ.

Nguồn tài liệu: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/20-cau-hoi-thuong-gap-nhat-ve-dau-bung-kinh/


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172