Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

CÁC DẠNG THUỐC CHUYÊN BIỆT SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN (PQ)

Cập nhật lần cuối vào 06/04/2023

Đặt vấn đề:

  • Theo định nghĩa,Hen PQ là tình trạng viêm mạn tính của phế quản dẫn đến gia tăng đáp ứng của phế quản nên một kích thích dù không đáng kể đối với PQ của người bình thường nhưng người bị hen sẽ  đáp ứng tối đa ngay tức khắc => co thắt co trơn PQ, tăng tiết dịch PQ => tắc nghẽn thông khí => xuất hiện cơn hen cấp.

  • Từ định nghĩa Hen PQ, nổi bật 3 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị hen PQ là:

. Thuốc kháng viêm corticosteroid

. Thuốc ức chế các chất trung gian gây viêm (anti-histamin, anti-leucotrien, anti-IgE,…)

. Thuốc giãn cơ trơn PQ

Trong đó thuốc kháng viêm corticosteroid chính là thuốc nền tảng trong việc kiểm soát bệnh vì ức chế sự diễn tiến nặng dần của phản ứng viêm đưa đến việc gây tổn thương cấu trúc đường dẫn khí như bong tróc biểu mô phế quản, phù nề niêm mạc PQ, bộc lộ các đầu tận cùng của dây thần kinh, tăng tiết nhày nhớt làm bít tắc đường thở, gia tăng tính mẫn cảm đường thở.

cho đến nay, nguyên nhân gây viêm trong hen phế quản vẫn chưa được biết một cách chính xác nên việc dùng thuốc phải được duy trì lâu dài.  

  • Thuốc kháng viêm CORTICOSTEROID được xếp là thuốc ưu tiên hàng đầu trong việc khống chế tình trạng viêm của đường thở do tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch cả về thể dịch lẫn tế bào, ức chế phản ứng kháng nguyên-kháng thể, ức chế sự sản xuất các chất trung gian gây viêm như prostaglandin, leucotrien, histamin, bradykinin, các cytokine.
  • Từ 9 nhóm tác dụng sinh lý của corticosteroid trên quá trinh chuyển hóa glucid, protid, lipid, chất điện giải, nước, công thức máu, hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch, tiêu hóa,…, khi sử dụng corticoid liều cao và lâu dài, corticosteroid gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân
  • Để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn trong toàn thân của corticosteroid, kỹ thuật bào chế cho phép đưa thuốc trực tiếp vào phổi và các dược phẩm dạng khí dung đã giúp giải quyết vấn đề hóc búa nêu trên.
  • Nguyên tắc hoạt động của các dạng thuốc đặc biệt này dựa trên kỹ thuật phân tán dung dịch hoặc rắn thành những hạt thật mịn để khi len lỏi vào các phế quản không kích thích các phản xạ tự vệ của đường thở như phản xạ ho hoặc co thắt phế quản.
  • Nếu toa thuốc của bác sĩ kê cho bệnh nhân là dạng uống thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc kê toa cho bệnh nhân một bình xịt định liều hoặc một bình hít bột khô vì khi kê toa cho bệnh nhân Hen PQ một bình thuốc pMDI hay một DPI , chuyên viên y tế cần thêm thời gian cho bệnh nhân, còn bệnh nhân để hướng dẫn và công sức để hướng dẫn và thuộc các bước kỹ thuật
  • Các dạng phổ biến là các bình xịt định liều (pMDI – pressurized Metered Dose Inhaler); và thuốc thông qua máy xông khí dung (nebulizer) có sự tăng cường lực đẩy để hỗ trợ cho bệnh nhân bị khó thở hít vào phổi được nhiều thuốc hơn.
  • Hiện nay các dạng dụng cụ này ngày càng được cải tiến thành nhiều chế phẩm thuận tiện mang đi, tăng tỉ lệ thuốc hít vào phổi được nhiều hơn như dạng Respimat dùng lực nén của lò xo ví như một nebulizer nhỏ gọn mà bệnh nhân thuận tiện khi mang theo bên mình.  
  • Ngoài ra, bình hít bột khô (DPI- Dry Powder Inhaler) cũng là một dạng thuốc được đưa trực tiếp vào phổi: đây là dạng thuốc rắn, nhưng đã được nghiền mịn đến mức không gây phản ứng tự vệ của đường thở.
  • Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả khi sử dụng dạng pMDI, trong các bước thực hiện kỹ thuật, cần chú ý nhiều nhất vào bước khi nhấn đáy bình xịt để phóng thích một liều thuốc thì bệnh nhân đồng thời phải hít sâu vào => bệnh nhân cần được chuyên viên y tế hướng dẫn thuần thục các bước này => hiệu quả điều trị được bảo đảm.
  • Hai đối tượng khó khăn khi tuân thủ bước kỹ thuật này là trẻ nhỏ và người cao tuổi => nếu không kết hợp được bước kỹ thuật “ tay bóp- miệng hít” thì dù dược chất thật sự tốt thì cũng không đạt được hiệu quả điều trị.
  • Trước đây, đối với trẻ nhỏ < 5 tuổi, thường gặp khó khi sử dụng pMDI sẽ chuyển đổi sang dạng uống thì ngày nay, pMDI cùng với buồng đệm (spacer) đã giúp các đối tượng như trẻ em có thể đạt được hiệu quả điều trị mà không phải chuyển đổi thành dạng uống đặc biệt là với việc phải duy trì điều trị bằng corticosteroid..
  • Bình hít bột khô (DPI) cũng có những ưu điểm như: đưa thuốc trực tiếp vào phổi với một liều lượng rất thấp so với dạng uống, không có chất bảo quản, không có tá dược,…nên hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân.
  • Tuy nhiên, dạng DPI cũng vướng phải vấn đề: bệnh nhân phải dùng lực hít của mình mới hút được thuốc từ bình thuốc vào phổi, liều thuốc quá nhỏ nên không biết thuốc đã vào phổi hay chưa,….

Kết luận:

  • Việc sử dụng các dạng chế phẩm đặc biệt đưa thuốc trực tiếp vào phổi là một sự tiến bộ vượt bực trong lĩnh vực điều trị bệnh Hen PQ với lượng thuốc đưa trực tiếp vào phổi đảm bảo đạt hiệu quả điều trị và tác dụng phụ thấp hơn nhiều lần so với đường toàn thân. (TD: viên uống Salbutamol 2mg/ lần ; hít 2 liều pMDI Salbutamol 100 mcg/ liều : 40 mcg => thấp hơn 50 lần)
  • Với tôn chỉ điều trị bên cạnh hiệu quả cần phải hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân, ngành công nghiệp Dược đã không ngừng sáng tạo các dạng thuốc trực tiếp vào phổi, chuyên viên y tế không quản ngại đầu tư thêm chút thời gian và công sức để tập cho bệnh nhân được thành thục trong kỹ thuật dùng các dạng khí dung, bệnh viện và khoa Hô Hấp tổ chức các câu lạc bộ bệnh nhân Hen PQ,… để giúp thực hiện thật tốt việc kiểm soát bệnh Hen PQ một cách hiệu quả và an toàn.
  • Sử dụng đúng và thuần thục kỹ thuật các dược phẩm dạng đưa thuốc trực tiếp vào phổi quyết định gần 50% hiệu quả của thuốc và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

BỘ MÔN DƯỢC LÍ – DƯỢC LÂM SÀNG – HIU

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172