Cập nhật lần cuối vào 25/08/2020
Trong buổi trò chuyện cùng Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng, Nhà thiết kế (NTK), Thạc sĩ Lê Sĩ Hoàng – Giảng viên ngành Thiết kế thời trang của liêng-cào tố đã có những chia sẻ về niềm đam mê với trang phục áo dài, cảm nhận của bản thân đối với thế hệ sinh viên hiện nay.
Niềm đam mê bất tận với tà áo dài Việt Nam.
Tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân Mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ Thuật vào năm 1987 với tấm bằng loại giỏi, Nhà thiết kế, Thạc sĩ Lê Sĩ Hoàng đã có hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực thời trang cũng như giảng dạy cho các thế hệ tiếp theo. Khác với những nhà thiết kế khác chú trọng vào những xu hướng thời trang hiện đại, thầy Sĩ Hoàng lại có một niềm đam mê có thể nói là bất diệt với tà áo dài truyền thống của người Việt. Với triết lý tạo mẫu đưa hội họa vào trang phục truyền thống, những bộ trang phục áo dài do thầy Sĩ Hoàng thiết kế đã từng được trình diễn trong các sự kiện văn hóa Việt Nam tại nhiều Quốc gia trên thế giới. Thầy cũng là người thiết kế áo dài cho phu nhân của các nguyên thủ các Quốc gia Việt Nam, Nga, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v.
Niềm đam mê to lớn đó đã thúc đẩy nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng hướng đến một thứ lớn lao hơn: Một bảo tàng dành riêng cho áo dài. Từ đó, dự án thiết kế trong suốt 12 năm (2002-2014) của thầy đã cho ra đời Bảo tàng Áo dài tại Cù lao Phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, đã được đi vào hoạt động từ năm 2014. Là bảo tàng chuyên đề đầu tiên của Việt Nam để nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về áo dài.
Nói về lý do mở ra Bảo tàng Áo dài năm xưa, thầy Sĩ Hoàng cho biết: “Khi tham dự những buổi giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới cũng như tham quan những bảo tàng trang phục như Bảo tàng Ome Kimono tại Nhật Bản hay Bảo tàng hanbok Hanboknam tại Hàn Quốc, tôi rất ấn tượng khi nước bạn có một bảo tàng để lưu giữ và phát triển trang phục truyền thống của họ. Quay lại Viêt Nam, tôi tự nghĩ rằng tại sao đến bây giờ mà chúng ta lại không có một bảo tàng về trang phục truyền thống của Quốc gia là áo dài. Áo dài đối với tôi không chỉ đơn giản là thời trang mà còn là một biểu tượng của văn hóa Việt Nam, là một thứ mà chúng ta có thể tự hào giới thiệu đến với bạn bè năm châu. Đó cũng là một trong những lý do để tôi bắt đầu ý tưởng xây dựng Bảo tàng Áo dài, một trong những thành tựu mà tôi vẫn luôn rất tự hào.”
“Sáng tạo nếu không thực tế thì sẽ là hoang tưởng!”
Ngoài công việc thiết kế, Thạc sĩ Lê Sĩ Hoàng còn là một nhà giáo đầy nhiệt huyết với nghề. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý tại các trường Đại học, từng hướng dẫn, đào tào ra nhiều thế hệ học trò thành công, được nhiều người biết đến như MC Tùng Leo, nhà thiết kế Nguyễn Công Trí, Trác Thúy Miêu, v.v. Nhưng thầy cũng có rất nhiều trăn trở: “Không ít các bạn sinh viên hiện nay đang có cách học rất thụ động, chỉ biết đến lớp, trông chờ và ỷ lại vào thầy cô mà không chịu trải nghiệm bên ngoài, từ đó chỉ biết đến những lý thuyết rập khuôn mà không có được những kinh nghiệm thực tiễn. Tôi từng rất bất ngờ khi trong một lớp về chuyên ngành thời trang, gần 90% các bạn sinh viên chưa từng tham dự một buổi trình diễn thời trang nào cả. Đối với khối ngành nghệ thuật mà tôi đứng lớp, tôi không muốn dùng từ “dạy” vì nó to lớn quá, nên tôi chỉ hướng dẫn, gợi ý để các bạn sinh viên có thể phát huy khả năng của bản thân thông qua việc tự mình tìm hiểu, khám phá mọi thứ từ cuộc sống.
Ngoài ra, tôi cũng có nhiệm vụ giúp các bạn sinh viên phát huy khả năng sáng tạo của mình, nhưng quan trọng là nó phải thực tế. Vì sáng tạo mà không thực tế thì sẽ là hoang tưởng, như vậy thì sẽ không chỉ không có đóng góp gì cho xã hội, mà lại còn làm hại chính bản thân mình. Nên nếu cảm thấy có bạn sinh viên nào có dấu hiệu như vậy, tôi sẽ tìm cách để uốn nắn ngay từ đầu.”
Thầy cũng không quên gửi gắm những lời nhắn nhủ đến các bạn sinh viên của Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng rằng: “Hãy trờ thành một sinh viên “cầu thị”, hãy dành thời gian để tìm tòi, học hỏi những giá trị mới cho bản thân và đừng tốn thời gian làm những điều vô nghĩa. Ngoài ra, các bạn cũng phải tìm cách để “tận dụng” tối đa nguồn cơ sở vật chất hiện đại thuộc top đầu của các trường Đại học tại Việt Nam của liêng-cào tố nhé các em.”
Khi được hỏi về những dự định sắp tới, nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng cho biết rằng sau thành công của việc mở được Bảo tàng Áo dài để tiếp tục công cuộc đưa áo dài vươn tầm thế giới, thầy Sĩ Hoàng vẫn đang ấp ủ việc thực hiện tác phẩm được cho là lớn nhất trong cuộc đời mình vào cuối năm nay, đó chính là một ngôi nhà do chính bản thân mình lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện. “Tôi mong muốn ngôi nhà này sau khi hoàn thành, sẽ không chỉ là nơi ở của tôi mà còn là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật, và còn là một workshop (xưởng) luôn sẵn sàng chào đón các bạn sinh viên của liêng-cào tố đến để tham quan, tìm kiếm cảm hứng trong học tập và thiết kế.
TT-TS