Cập nhật lần cuối vào 13/11/2022
Trung tâm phân phối được hiểu như thế nào là đúng ? Với các bạn mới tìm hiểu về Logistics chắc hẳn đây là một khái niệm khá mới và dễ nhầm lẫn với nhà kho – Warẹhouse thì chắc chắn đây là bài viết các bạn không thể bỏ qua.
Qua bài viết này, bạn có thể phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này, ưu và nhược điểm của trung tâm phân phối và kho fulfillment – nơi phân phối hàng hóa của các trang thương mại điện tử.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm cơ bản Trung tâm phân phối
Trung tâm phân phối (Distribution center) là một dạng nâng cấp của kho hàng. Nghĩa là tại đó vẫn được xây dựng và tổ chức để lưu trữ hàng hóa với hệ thống tường, sàn, mái, kệ, các lối đi…giống như một kho hàng thực sự.
Tuy nhiên có một điểm khác biệt dễ thấy nhất đó là trung tâm phân phối chú trọng nhiều hơn về dòng chảy hàng hóa.
Ngoài ra, ở đây sẽ có thêm các dịch vụ và cách tổ chức đặc thù. Nhằm mục đích đảm bảo hoàn thiện đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trong Words of Warehousing của Kenneth B. Ackerman có định nghĩa rằng: “Trung tâm phân phối là một địa điểm mà tại đó các đơn hàng bán lẻ hoặc bán buôn được hoàn thiện”.
Mô hình này có tính “động” bởi các hoạt động diễn ra với “tốc độ cao”. Khách với kho hàng thông thường có tính “tĩnh” nhiều hơn
2. . Vai trò của Trung tâm phân phối
Ngày nay, vai trò của trung tâm phân phối ngày càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt và hoàn hảo.
Đặc biệt, trung tâm phân phối còn là điểm tiếp xúc nhạy cảm nhất giữa việc cung và cầu. Nên vai trò chính của trung tâm phân phối đó là dung hòa được các yêu cầu giữa cung và cầu.
Về phần cung ứng, trung tâm phân phối phải đảm bảo tính hiệu năng, bao gồm những việc quản lý tồn kho hiệu quả, vận tải tối ưu cũng như vận hành trung tâm một cách hoàn hảo.
3. Sự khác nhau của Trung tâm phân phối và nhà kho
3.1 Điểm khác nhau giữa trung tâm phân phối và nhà kho
STT | Điểm khác biệt | Kho hàng | Trung tâm phân phối |
1 | Tên gọi | Nhà kho – Warehouse | Trung tâm phân phối – Distribution center |
2 | Chức năng chính | Lưu trữ hàng hóa. Kho hàng cũng có phân phối hàng hóa nhưng tần suất không liên tục và chuyên dụng như trung tâm phân phối | Lưu trữ và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng |
3 | Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho | Thấp – Trung bình | Cao, linh hoạt |
4 | Mục tiêu tập trung | Kho hàng tập trung vào việc bảo quản hàng hóa sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Cách tổ chức sắp xếp kho hàng hàng tối ưu nhằm tối ưu chi phí lưu trữ và thuận tiện cho việc nhập hàng hóa | Mục tiêu trọng tâm của trung tâm phân phối chính là mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Theo đó các dịch vụ phải đáp ứng kịp thời và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu khách hàng đưa ra (nhận hàng an toàn, nhanh chóng, phục vụ tốt) |
5 | Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng | Kho hàng không quá chú trọng về vấn đề này. Họ tập trung vào nhiệm vụ bảo quản hàng hóa và tối ưu chi phí lưu trữ nhiều hơn | Trung tâm phân phối Logistics có thể xem là cầu nối quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng. |
Các dịch vụ:
Kho hàng: Thông thường kho hàng sẽ có các dịch vụ cơ bản như bốc xếp, nâng hạ hàng hóa, đóng gói, soạn hàng (thường là các kiện hàng lớn). Một số đơn vị sẽ có thêm dịch vụ vận chuyển giao hàng.
Trung tâm phân phối: Các trung tâm phân phối mang đến các dịch vụ gia tăng đa dạng. Có đầy đủ các yếu tố để hoành thành đơn hàng như: Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp. Cross docking, dán nhãn và đóng gói hàng nhỏ lẻ, xử lý đơn hàng, soạn hàng, giao nhận, thu tiền hộ, xử lý đơn hàng trả về,…
Sự ứng dụng công nghệ:
Kho hàng: Quản lý kho hàng bằng file Excel thường sẽ thông dụng và tiết kiệm. Theo đó các thao tác, số liệu không quá phức tạp và rất thuận tiện.
Trung tâm phân phối: Yêu cầu cao về tính công nghệ. Cần có khu vực riêng để xử lý đơn hàng, có các thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ. Nhằm đảo bảo quá trình lưu thông hàng hóa được chính xác và kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ: máy quét mã vạch, phần mềm quản lý kho chuyên dụng,…
3.2 Ưu và nhược điểm của trung tâm phân phối
3.2.1 Ưu điểm của trung tâm phân phối
- Cung cấp số lượng lớn sản phẩm từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
- Đủ không gian nhà kho để lưu trữ số lượng lớn hàng tồn kho của cửa hàng cùng một lúc.
- Có thể bảo quản sản phẩm lâu dài với chi phí cạnh tranh
- Cho phép tập trung hàng hóa gần với thị trường mục tiêu từ đó tăng khả năng cung cấp hàng hóa cho khâu bán lẻ.
- Phù hợp đối với các sản phẩm không yêu cầu hoàn thiện hoặc đóng gói riêng lẻ.
3.2.2 Nhược điểm của trung tâm phân phối
- Gửi đơn đặt hàng không thường xuyên, vì trung tâm phân phối thường gửi hàng với số lượng lớn.
- Hàng hóa được giao trên pallet và do đó không được đóng gói tại trung tâm.
- Các chuyến hàng thường mất nhiều thời gian hơn, vì các trung tâm nằm xa hơn các thị trường mục tiêu.
- Khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng kém hơn.
4. Kho fulfillment – Trung tâm phân phối của các sàn thương mại điện tử
4.1 Kho fulfillment là gì ?
Đây là loại dịch vụ đang rất phát triển, xu hướng của nó không chỉ nằm trong nước mà còn trên toàn thế giới. Với xu thế sử dụng thương mại điện tử nên nó càng được nhiều đơn vị kinh doanh tìm đến.
Mọi giao dịch thương mại hiện nay thường được giải quyết trực tuyến. Vì vậy mà việc mua bán diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Dịch vụ fulfillment là dịch vụ gồm các quy trình hoạt động:
Lấy hàng từ người bán, lưu kho, xử lý đơn hàng và lấy hàng từ kho. Đóng gói sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến đúng địa chỉ của khách hàng.
Dịch vụ fulfillment sẽ tiếp nhận hàng hóa từ khi hàng được nhập vào kho cho đến khi hàng hóa được giao tận tay khách hàng.
Quy trình hoạt động của dịch vụ fulfillment:
Thay người bán hàng thực hiện các công việc như: xử lý đơn hàng, vận chuyển, quản lý kho bãi. Và đảm bảo sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Fulfillment còn được biết đến với tên gọi như trung tâm phân phối, dịch vụ hậu cần kho vận hay là dịch vụ hoàn tất đơn hàng. Nhờ sự phát triển của thương mại điện tử mà ngày nay dịch vụ fulfillment phát triển khá mạnh mẽ.
Hiện nay ở Việt Nam, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… đang áp dụng dịch vụ này.
4.2 Một số hình thức kho fulfilment
4.2.1 In – house fulfillment
Dịch vụ In – house fulfillment còn được hiểu là self-fulfillment. Công ty sẽ có kho hàng lưu trữ riêng biệt và tự quản lý các hoạt động như tồn kho, xử lý, hoàn tất đơn hàng.
Đây là hình thức sẽ phù hợp với:
- Các doanh nghiệp quy mô lớn, ngân sách lớn để sở hữu một kho lưu trữ hàng riêng. Có thể thuê nhiều nhân viên để quản lí đơn hàng và hoàn tất đơn hàng.
- Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức start-up. Với loại hình doanh nghiệp này, công ty chưa có nhiều khách hàng và nhiều đơn hàng. Chính vì thế, việc tự quản lý các hoạt động trong dịch vụ fulfillment được cho là khả thi.
- Tuy nhiên, khi start-up này đã lớn mạnh và tạo ra được nhiều doanh thu lợi nhuận. Và thêm vào đó là có nhiều đơn hàng xuất hiện thì hình thức này không còn thích hợp nữa.
4.2.2 Dropship
Dịch vụ có thể hiểu là hình thức người bán không thật sự sở hữu hàng hóa. Và thay vào đó, người bán sẽ liên hệ với nhà cung cấp để chuyển hàng trực tiếp cho người mua bằng thông tin của người bán hàng.
Hoạt động dropship diễn ra thường xuyên trên trang thương mại điện tử Shopify,…
Dịch vụ Dropship rất thích hợp với người thích bán đa dạng các loại mặt hàng nhưng không muốn tốn chi phí quá nhiều vào kho bãi cũng như những hoạt động liên quan đến xử lý hàng hóa.
Người bán chỉ cần đầu tư vào các hoạt động marketing nhằm tăng độ uy tín, thương hiệu bản thân.
Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn sẽ có rủi ro và chúng xuất phát từ chất lượng hàng hóa của nhà cung cấp.
Kèm theo đó nếu như bạn không kiểm tra một cách cẩn thận thì kiện hàng của bạn có thể ảnh hưởng đến khách hàng, cũng như giảm độ uy tín của bản thân.
4.2.3 Outsource fulfillment
Đây là hình thức mà người bán hàng hay công ty sẽ thuê ngoài dịch vụ từ các công ty có trung tâm phân phối fulfillment.
Trung tâm phân phối fulfillment sẽ thực hiện tất cả hoạt động liên quan đến hàng hóa bao gồm lấy hàng, lưu kho, xử lý đơn hàng, giao hàng . Và thu hộ thay cho người bán hàng.
Nên những hoạt động liên quan đến kho bãi, quản lý hàng hóa và vận chuyển thì doanh nghiệp fulfillment sẽ chịu trách nhiệm,ngay cả khi có vấn đề phát sinh.
Vì thế, công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí lưu kho, tiền công thuê nhân viên. Và ít tốn công sức trong các hoạt động xảy ra trước và sau của một đơn hàng.
Nhưng có một khuyết điểm khi các doanh nghiệp dùng outsourced fulfillment. Bao gồm các doanh nghiệp sẽ không thể tham gia vào đầy đủ vào các hoạt động quản lí hàng hóa.
Tuy nhiên, đây vẫn được xem là giải pháp tối ưu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi vừa tiết kiệm được chi phí kho bãi. Vừa tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển.
Không những thế còn cho phép họ tập trung tối đa thời gian vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Tổng kết
Từ những điều trên, ta có thể thấy được Logistics ngày càng phát triển. Chúng ta đã chuyển mình từ mô hình kho hàng theo cách truyền thống sang mô hình mới hơn. Đó là: Trung tâm phân phối (Distribution center).
Các trung tâm phân phối đã dần phát triển hơn và trở thành một mắc xích vô cùng quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng.
Nó giúp hỗ trợ dịch chuyển hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả hơn. Đồng thời gia tăng giá trị hiệu quả hơn ở bất kỳ giai đoạn nào khác.
Hi vọng qua bài viết trên có thể giúp các bạn dễ dàng phân biệt khái niệm giữa trung tâm phân phối và kho fulfillment. Ngoài ra, còn đem đến những thông tin bổ ích.
Đồng thời giúp các bạn lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu cũng như mô hình mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Đọc thêm bài viết liên quan tại đây nhé!