Cập nhật lần cuối vào 22/10/2022
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ trong nước ra thị trường thế giới. Hay nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam ngày càng tăng.
Tuy nhiên quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, giấy tờ thủ tục hải quan vận chuyển phức tạp. Và tốn nhiều thời gian cũng như chi phí khiến cho nhiều cá nhân va doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đảm nhận được .
Do đó các doanh nghiệp vừa cần một bên có chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhận và xử lý vận chuyển hàng hóa của họ một cách thuận lợi nhất. Từ những nhu cầu đó, khái niệm liên quan đến dịch vụ vận chuyển hàng hóa (Forwarder) được ra đời.
Hiện nay, số lượng liên quan đến Forwarder khá nhiều. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ điều kiện và trình độ chuyên môn đạt chuẩn thì thực sự vẫn chưa đủ đáp ứng.
Vị trí tuyển dụng việc làm cho forwarder cùa ngành Logistics ngày càng nhiều. Do đó, nếu bạn trên bước đà tìm hiểu và chưa có kinh nghiệm thì hãy bắt tay cùng tôi tìm hiểu Forwarder thực chất là gì nhé!
1. Forwarder được hiểu như thế nào?
Forwarder viết tắt của từ tiếng anh Freight Forwarder. Là một thuật ngữ chỉ một cá nhân hay bất kì tổ chức cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Họ là những người trung gian giúp người gửi, gửi được những kiện hàng mà khách hàng mong muốn đến được với người nhận hàng.
Họ có thể nhận hàng từ tay 1 chủ hàng duy nhất hoặc có thể gom lẻ nhiều đơn hàng khác nhau để thành một lô hàng lớn sau đó thuê hãng vận chuyển.
Ví dụ như hãng tàu, hãng hàng không để vận chuyển và đưa kiện hàng đến tay người nhận hàng theo hợp đồng.
Ví dụ một cách dễ hiểu đó là một doanh nghiêp ở TP Hồ Chí Minh muốn xuất khẩu một lô hàng rau củ organic sang Mĩ.
Doanh nghiệp này sẽ tìm và thuê một đơn vị Forwarder mà họ cảm thấy tin tưởng và trình bày nhu cầu cũng như mục đích của mình.
Chính lúc này, Forwarder sẽ tiếp nhận đơn hàng của doanh nghiệp này. Rồi liên hệ với hãng tàu uy tín để có giá tốt nhất để thuê và thỏa thuận hợp đồng với doanh nghiệp đó.
Ngoài các tuyến hàng vận chuyển quốc tế, cũng có các dịch vụ chỉ diễn ra trên tuyến nội địa. Hàng hóa được đóng trong container. Rồi vận chuyển nội địa từ phía Bắc qua cảng Hải Phòng rồi đưa vào phía Nam qua cảng Sài Gòn hoặc theo chiều ngược lại.
Cũng có ít người hiểu lầm cho rằng Forwarder chỉ cung cấp dịch vụ cho các tuyến quốc tế. Nhưng ở trong nội địa thuật ngữ “người vận chuyển” cũng ám chỉ đến các Forwarder.
2. Lí do thực sự cần đến Forwarder?
Theo nguyên tắc cơ bản thì chủ doanh nghiệp hay chủ hàng hóa chỉ cần liên hệ với hãng tàu, gửi hàng lên hãng tàu. Và đưa chúng đến vị trí đích, vậy tại sao lại cần đến Forwarder?
Nói ra thì rất dễ dàng nhưng việc thực hiện lại rất là phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn.
Vì nếu bạn chỉ gửi một lô hàng rất nhỏ. Hoặc nhiều hàng lẻ khác nhau với số lượng thì sẽ không đáp ứng đủ một container hàng sẽ phải liên hệ với một chủ hàng khác và gom hàng lại.
Sau đó một khó khăn khác lại phát sinh đó chính là việc mặc cả với các bên vận chuyển lấy. Ví dụ như (hãng tàu) thì chi phí cho một đơn hàng lẻ sẽ cao hơn và không có mức độ đãi ngộ hợp lí so với đơn hàng có số lượng lớn.
Chính những điều trên sẽ gây mất nhiều thời gian và bạn cần phải có nhiều mối quan hệ rộng thì mới được hưởng những chính sách đãi ngộ hợp lí đấy.
Vì vậy Forwarder sẽ xuất hiện và sẽ giúp bạn giải quyết những công việc khó nhằn đấy chỉ với một cái búng tay.
Lí do thuê thêm Forwarder:
+ Tiết kiệm được thời gian: Forwarder sẽ tìm được những tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, họ còn lồng ghép và sắp xếp nhiều lô hàng riêng lẻ để vận chuyển được tới vị trí đích. Nhờ vậy tiết kiệm được kha khá chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ.
+ Tiết kiệm được tiền bạc lẫn công sức: Forwarder có mối quan hệ sâu rộng với các hãng vận tải, cảng, chủ hàng… Có thể giải quyết được nhu cầu của đôi bên. Vì vậy mà có thể thu xếp và giải quyết ổn thỏa để nhận mức đãi ngộ tốt nhất.
Nhiều người hiện nay vẫn nhầm tưởng rằng Forwarding và Logistics là như nhau nhưng thực chất không phải vậy. Một số công ty làm về Forwarder tự nhận mình làm luôn cả về Logistics bên thứ 3 (3PL).
Về cơ bản, thì Forwarder (hay giao nhận vận tải) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhờ vào một hay nhiều phương thức vận tải, còn Logistics bên thứ 3 (3PL) gồm vận chuyển, lưu kho… và còn có cung cấp cả dịch vụ Forwarding theo cách truyền thống nữa.
Điều dễ gây hiểu nhầm đó chính là dịch vụ Logistics bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau. Và cũng không nhất thiết phải là các dịch vụ này.
Vì vậy nếu một công ty nhỏ chỉ làm một vài dịch vụ đơn lẻ như lưu kho, đóng gói, khai thuế hải quan… tức là công ty này đang làm dịch vụ Logistics.
Nói chung quy lại một điều thì dịch vụ giao nhận vận tải nằm trong các dịch vụ mà Logistics cung cấp. Thế nên một số công ty cung cấp các dịch vụ Forwarder này cũng thường đi kèm tên của mình cộng với dòng chữ nhỏ Logistics.
3. Một số dịch vụ nổi trội mà Forwarder cung cấp cho doanh nghiệp bạn:
Ngoài cung cấp dịch vụ chính là thu xếp và vận chuyển kiện hàng đến vị trí đích theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Thì các công ty liên quan đến lĩnh vực này còn cung cấp các dịch vụ phụ trợ khác. Giúp khách hàng có thể tập trung vào việc sản xuất lẫn kinh doanh của mình.
Dịch vụ phổ biến mà Forwarder cung cấp đến bạn:
+ Thông quan (tức hoàn tất thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu và xuất khẩu): Forwarder có thể thay chủ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ thủ tục thông qua. Và nộp các thuế xuất nhập khẩu.
+ Cung cấp các dịch vụ nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến chứng từ. Ví dụ như vận đơn (B/L), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm dịch.
+ Vận tải nội địa, vận tải xuyên biên giới (cross border transport)…
+ Quản lí hoạt động tồn kho, logistics và các hoạt động của quản lí chuỗi cung ứng.
Ngoài những dịch vụ nổi trội trên, các Forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Họ có dày dặn kinh nghiệm. Và sẽ là những nhà tư vấn tốt, sẽ miễn phí dành cho các khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.
4. Những tiêu chí quan trọng nào để lựa chọn Forwarder và các công ty Forwarder hàng đầu:
Vậy phải chăng việc lựa chọn Forwarder cần có những tiêu chí gì để các doanh nghiệp có thê lưu tâm và chú ý tới những Forwarder tiềm năng?
Trước tiên các doanh nghiệp cần phải tìm được những công ty Forwarder tiềm năng.
Thông tin về các Forwarder ngập tràn trên Internet, trong các danh bạ công ty, trên các trang vàng hay các hiệp hội giao nhận.
Ví dụ như ở Việt Nam là VIFFAS hay qua các mối quan hệ cá nhân, của bạn bè hoặc đồng nghiệp.
1 số tiêu chí cần lưu ý khi đã có danh sách Forwarder bao gồm:
+ Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của Forwarder này đối với từng loại hàng của doanh nghiệp bạn: Ví dụ như doanh nghiệp bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang các khu vực Châu Âu.
Cần phải tìm hiểu xem Forwarder nào thực sự có kinh nghiệm về tuyến dịch vụ này. Để có thể lựa chọn một cách thông minh và sáng suốt và đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng của đơn hàng.
+ Dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên Forwarder tính cho bạn: Tổng chi phí dịch vụ cho một lô hàng sẽ là bao nhiêu? Cần phải làm rõ ràng tất cả các chi phí để hạn chế tối đa việc phát sinh sau này. Nên so sánh giữa nhiều bên cung cấp dịch vụ Forwarder để chọn nơi đưa ra mức giá tốt nhất.
Cần phải cân nhắc xem chi phí này đã thực sự tối ưu hóa về lợi nhuận cho doanh nghiệp bạn chưa nhé!
+ Thái độ và sự chuyên nghiệp: Đừng quên rằng phong thái lẫn tác phong tư vấn chuyên nghiệp của một forwarder. Một công ty cung cấp dịch vụ Forwarder tốt sẽ nhiệt tình tư vấn. Giải thích các thắc mắc và cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho bạn.
+ Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) mới nhất là những điều khoản phổ biến sau FOB, CIF, CNF, DDU…
+ Các bên liên quan đến hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: vận đơn, bảng kê khai đóng gói hàng hóa (Packing List) và bản kê khai hàng hóa (Cargo Manifest). Hay hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), tín dụng thư (L/C).
Dưới đây là top 10 các công ty cung cấp các dịch vụ Forwarder hàng đầu thế giới
Hạng | Nhà cung cấp | Tổng thu nhập (US$ million) | Vận tải đường biển (TEUs) | Vận tải đường hàng không (Metric Tons) |
1 | DHL Supply Chain & Global Forwarding | 28,453 | 2,862,000 | 1,667,000 |
1 | Kuehne + Nagel | 25,787 | 4,529,000 | 1,433,000 |
2 | DB Schenker | 20,761 | 2,052,000 | 1,094,000 |
2 | DSV Panalpina | 18,269 | 2,204,902 | 1,272,405 |
3 | Sinotrans | 12,174 | 3,750,000 | 532,300 |
4 | Expeditors | 10,116 | 1,091,380 | 926,730 |
5 | Nippon Express | 19,347 | 660,152 | 720,115 |
6 | CEVA Logistics | 7,416 | **1,081,100 | 363,300 |
7 | C.H. Robinson | 15,490 | 1,200,000 | 225,000 |
7 | UPS Supply Chain Solutions | 11,048 | 620,000 | 988,880 |
8 | Kerry Logistics | 6,867 | 1,019,924 | 493,903 |
9 | GEODIS | 9,135 | 866,631 | 290,506 |
10 | Bolloré Logistics | 5,265 | 761,000 | 574,000 |
Ngoài ra ở Việt Nam cũng có các công ty tên tuổi chuyên cung cấp dịch vụ Forwarder tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội gồm: Vinatrans, Vitranimex, Sotrans hay Vinalink….
5. Forwarder liên quan đến những nhóm ngành nghề nào:
Nếu đi sâu vào lĩnh vực Forwarder thì sẽ có rất nhiều vị trí nghề nghiệp khác nhau. Với các bạn trẻ đang học đại học hoặc sắp tốt nghiệp ra trường các khối ngành liên quan đến kinh tế, hàng hải, ngoại thương. Hay thậm chí là Logistics có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm để tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp cho bản thân mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải này.
Một số ngành nghề trọng yếu liên quan đến Forwarder:
5.1. Nhân viên bán hàng (Sales Forwarder):
Giữ nhiệm vụ tư vấn, liên hệ với các hãng tàu, báo giá và chốt sale với khách hàng.
Yêu cầu, kiến thức cần trang bị:
- Số lượng tuyển dụng lớn: 2000-3000 công ty forwarder và logistics lớn nhỏ trên khắp đất nước
- Trang bị các kiến thức, kĩ năng liên quan đến các vấn đề: vận tải tàu chợ, vận tải tàu theo chuyến hoặc vận tải đường hàng không. Và thuần thuật các kĩ thuật về kinh doanh cước vận tải
5.2. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service):
Giữ nhiệm vụ liên hệ với khách hàng nhằm giải đáp thắc mắc, chăm sóc sau khi bán hàng, đôi khi cũng có thể tư vấn và chốt sale với khách hàng.
Nhiều công ty chuyên làm về Forwarder sẽ hợp nhất nhân viên Sales Forwarder với dịch cụ khách hàng (Customer Service) làm một.
5.3. Nhân viên chứng từ (Documentation/ Document Staff):
Giữ trách nhiệm thu thập, bổ sung, phân loại các loại chứng từ cần thiết trong các quá trình giao nhận vận tải.
Yêu cầu và kiến thức cần trang bị:
- Các công ty làm về Forwarder ưu tiên tuyển nhân viên nữ độ tuổi từ 25-35 cho vị trí này
- Yêu cầu: Tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng không nhất thiết phải đại học
- Cần từ 1-2 năm kinh nghiệm đê tránh sai sót gây ra hậu quả không đáng có
- Trang bị: Các kĩ năng liên quan đến đàm phán, thuyết phục, kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng tổ chức và quản lí công việc hiệu quả
- Các kĩ năng liên quan đến việc giải quyết và kiểm soát vấn đề.
- Phải nhanh nhẹn, ứng biến linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và chịu được áp lực từ công việc
- Cơ hội phát triển: Thường xuyên sử dụng ngoại ngữ.
- Luôn tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao trình độ lẫn kinh nghiệm cho bản thân.
5.4. Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu-Nhân viên khai thác (Operation Staff):
Giữ nhiệm vụ đặt chỗ, xuất nhập containers và có khi sẽ thông quan hàng hóa
Mức lương và những kiến thức cần trang bị:
- Mức thu nhập: 5-7 triệu đồng/ tháng (nhân viên mới ra trường). 6-8 triệu đồng/tháng (nhân viên với 2 năm kinh nghiệm). 10 triệu đồng (nhân viên với 5 năm kinh nghiệm) + thưởng thêm và phụ cấp
- Trang bị: Cần trang bị các kĩ năng về giao tiếp, kĩ năng bán hàng, kĩ năng vận chuyển.
- Nghiệm thu, quản lí hàng tồn kho và các kĩ năng phân phối
5.5. Nhân viên thông quan (Customs Clearance): .
Giữ trách nhiệm thực hiện các hoạt động khai báo nhằm đảm bảo quá trình thông quan được diễn ra một cách nhanh chóng nhất
- Yêu cầu: Tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh thương mại, quản lí kinh tế kế toán.
- Có 3 năm kinh nghiệm trở lên làm công việc thông quan, thủ tục hải quan, xuất khẩu hàng hóa.
- Trang bị: Các kĩ năng liên quan đến quản lí hàng tồn kho, nắm vững các quy định về hải quan. Và các báo cáo liên quan theo quy định
- Các kĩ năng sử dụng Excel và trang bị tiếng Anh tốt
5.6. Quản lí vận tải bộ phận (Trucking Operation):
Giữ nhiệm vụ quản lí điều hành các vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ.
Yêu cầu và những kiến thức cần trang bị:
- Yêu cầu: Tốt nghiệp đại học trở lên và có từ 2-3 năm kinh nghiệm trong điều hành vận tải đường bộ.
- Trang bị: Các kĩ năng liên quan đến vận tải đường bộ và hải quan, kĩ năng phục vụ khách hàng và giao tiếp tốt, các kĩ năng sử dụng Excel, Powerpoint… tốt. Năng động, nhiệt tình, chăm chỉ và chịu áp lực từ công việc.
- Năng lực làm việc nhóm và cá nhân tốt và sẵn sàng ra ngoài thăm hỏi và giao dịch với khách hàng
Forwarder dù là ở nhóm ngành nghề nào cũng cần lưu ý các yêu cầu cơ bản sau:
+ Các bên liên quan về hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/ICD(Depot)…
+ Các chứng từ vận tải, ngoại thương: vận đơn, bảng kê khai đóng gói hàng hóa (packing list) hoặc bản kê khai hàng hóa (cargo manifest). Hay thậm chí là hợp đồng thương mại, C/O, L/C…
+ Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) tiêu biểu nhất là các điều khoản như: FOB, CIF, CNF, DDU…
Ngày nay, tình hình kinh tê trên thế giới nói chung và tình hình ngành Logistics nói riêng thì Forwarder là ngành nghề phổ biến nhất hiện tại.
Với các đơn vị vận chuyển cùng các công ty Forwarder nổi tiếng như: DHL Supply Chain & Global Forwarding, Kuehne + Nagel, DB Schenker… Và các đơn vị vận chuyển nổi bật ở Việt Nam như: Vinatrans, Vitranimex, Sotrans, Vinalink…
Bài viết trên đây mang đến cho bạn có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về Forwarder. Hay các công ty liên quan đến ngành nghề này.
Đọc thêm bài viết liên quan khác tại đây.