Ngày 29/6, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã phối hợp cùng các bệnh viện tại khu vực phía Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế liên Trường – Viện về chủ đề: “Những tiến bộ trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị”.
Qua 3 phiên của hội thảo, các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực y tế trong nước và quốc tế đã có nhiều tham luận và thảo luận về những tiến bộ trong lĩnh vực nội soi, chẩn đoán – điều trị ung thư, công nghệ gen trong y học; các kỹ thuật như: ECMO, phẫu thuật sọ và hàm mặt, phẫu thuật kết hợp xương, công nghệ định vị trong cấy ghép răng, tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh.
Phẫu thuật nội soi của Việt Nam hiện đã đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây |
Một trong những điểm nổi bật nhất tại hội thảo là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực . Nghiên cứu “Các phương pháp chẩn đoán và điều trị u dưới niêm mạc ống tiêu hóa” do GS.TS Phạm Văn Lình – Hiệu trưởng liêng-cào tố và Thạc sĩ La Vĩnh Phúc – Bệnh viện Trường được công bố tại hội thảo đã ghi nhận nhiều thành tựu.
Theo kết quả nghiên cứu, u niêm mạc đường tiêu hóa dạng lành tính và ác tính từng là thách thức rất lớn trong chẩn đoán, điều trị bởi các tổn thương khó phát hiện, khó tiếp cận và can thiệp. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay với sự tiến bộ của phương pháp nội soi ống mềm, các bác sĩ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã thực hiện thành công phương pháp cắt u niêm mạc cho 53 trường hợp.
Đặc biệt, nhiều trường hợp được cắt u bằng phương pháp đào hầm dưới niêm mạc nội soi đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt để khối u, ít xâm lấn, an toàn cho bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện sau phẫu thuật, giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
Thạc sĩ La Vĩnh Phúc, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ báo cáo về phương pháp cắt u niêm mạc đường tiêu hóa qua nội soi |
Tại hội thảo, GS.TS Trần Văn Huy – Phó chủ tịch cho biết, lĩnh vực nội soi đang tiến những bước rất dài. Trước đây, là bộ phận không thể tiếp cận nội soi. Tuy nhiên, hiện nay các tổn thương ở ruột non có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp nội soi viên nang (bệnh nhân chỉ cần uống thiết bị nội soi như hình dạng viên nang) hoặc nội soi bóng đôi, nội soi bóng đơn. Đặc biệt, ở những vị trí khó, thời gian tới các bệnh viện có thể ứng dụng robot trong nội soi can thiệp mang lại hiệu quả điều trị cao.
Theo GS Huy, chỉ trong 1 thập niên trở lại đây, chuyên ngành nội soi của Việt Nam đã “đi tắt đón đầu” cập nhật những tiến bộ của thế giới trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh ung thư. Nhiều loại ung thư ở dạ dày, đại tràng nhờ được phát hiện sớm, bệnh nhân được nội soi cắt khối u từ khi còn khu trú ở niêm mạc, tránh phải phẫu thuật lớn, thoát khỏi nguy cơ ung thư xâm lấn, di căn.
Đề cập đến những bước tiến trong nội soi đường tiêu hóa, TS Phạm Văn Tác – nguyên Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) nhận định, sự phát triển của công nghệ đang từng bước chuyển từ nội soi chẩn đoán sang nội soi can thiệp giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị cho bệnh nhân. Chuyên ngành nội soi của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, giúp người bệnh trong nước tiếp cận với các phương pháp nội soi hàng đầu trên thế giới.