Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ


Cập nhật lần cuối vào 06/04/2023

Những vấn đề khó khăn thường gặp của tất cả học sinh – sinh viên trên thế giới

  1. Trí nhớ kém
  2. Thích trì hoãn công việc
  3. Lười biếng
  4. Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet
  5. Gặp khó khăn trong việc hiểu bài
  6. Dễ dàng bị xao lãng
  7. Khả năng tập trung ngắn hạn
  8. Mơ màng trong lớp học
  9. Sợ thi cữ
  10. Hay phạm lỗi do bất cẩn
  11. Chịu áp lực từ gia đình
  12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian
  13. Không có động lực học
  14. Dễ dàng bỏ cuộc
  15. Thầy Cô dạy không lôi cuốn
  16. Không có hứng thú đối với môn học

Đừng lo lắng nếu bạn vẫn còn nhiều khó khăn trong việc học. Điều quan trọng là bây giờ bạn đã hiểu rõ những vấn đề khó khăn đó. Nhằm đạt được hiệu quả, bạn hãy liệt kê những kỹ năng hoặc năng lực mà bạn cần khắc phục. Sau khi đọc phương pháp học hiệu quả, bạn phải biết làm gì khắc phục chúng ra sao. Gạch bỏ từng vấn đề khó khăn của bạn khi bạn vượt qua được nó và đánh dấu những kỹ năng và năng lực cần thiết để thành công khi bạn bắt đầu có được nó.

Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não hay còn gọi là neurone thần kinh. Sự liên kết các neurone tạo ra trí thông minh.

Nếu tất cả chúng ta về cơ bản có cùng số lượng neurone thần kinh, vậy điều gì tạo ra sự khác biệt về trí thông minh của con người? Điều gì khiến học sinh này thông minh hơn học sinh kia? Lời giải đáp ở số lượng kết nối giữa các neurone còn gọi là sự liên kết neurone.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các neurone: Việc tận dụng não bộ bao nhiêu sẽ quyết định bấy nhiêu liên kết neurone trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một việc gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ kích thích. Đây là lúc não bộ của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết neurone giúp bạn ngày càng thông minh hơn.

Nếu bạn không thành thạo việc gì, hãy thực hiện việc đó nhiều hơn. Nếu bạn kém môn Hóa, bạn phải tiếp tục làm Hóa thật nhiều. Lý do bạn kém môn Hóa Lý Dược là vì bạn không có đủ liên kết neurone giúp bạn hiểu và áp dụng môn học này. Bằng cách thực hành làm bài tập môn Hóa Lý Dược thật nhiều, bạn sẽ cảm thấy môn học này ngày càng dễ. Não bộ của bạn sẽ quen thuộc với môn Hóa Lý Dược khi nó tạo ra nhiều liên kết neurone mới dành cho môn học này. Thực hành nhiều việc gì bạn sẽ làm việc đó tốt hơn.

Não bộ của bạn giống như một cơ bắp, bạn phải tận dụng nó hoặc bạn mất nó.

Cảm giác khó hiểu là chìa khóa giúp bạn ngày càng thông minh hơn. Khi bạn cảm thấy khó hiểu, não bộ của bạn phải đối đầu với một việc vượt qua khả năng của nó. Khi điều đó xảy ra, não bộ bắt đầu suy nghĩ cố gắng hiểu được vấn đề. Quá trình suy nghĩ này kích thích não bộ tạo ra nhiều liên kết neurone hơn, giúp bạn thông minh hơn. Lần kế tiếp khi gặp vấn đề tương tự bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn.

Sáu cách kích thích não bộ

  1. Nghe nhạc Baroque – một loại nhạc cỗ điển từ những năm 1700 – 1800.
  2. Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong lớp học.
  3. Thử thách bản thân bằng việc cố gắng giải đáp các câu hỏi mới mẻ mỗi ngày.
  4. Khám phá thông tin bên ngoài sách giáo khoa bằng việc học kiến thức mới trong sách tham khảo.
  5. Không bao giờ bỏ qua các chủ đề và chương sách khó hiểu. Hào hứng bắt tay vào tìm lời giải đáp.
  6. Hiểu rõ rằng: cách duy nhất để trở thành thông minh hơn là cảm thấy khó hiểu và phạm sai lầm trong quá trình rèn luyện.

Sáu trường hợp ngăn chặn sự phát triển của não bộ

  1. Bỏ qua chương sách hoặc thông tin mà bạn cho là quá khó hiểu và phức tạp.
  2. Không dám đặt câu hỏi khi bạn hoàn toàn không hiểu về vấn đề gì.
  3. Trả lời tôi không biết và không bận tâm suy nghĩ về câu trả lời.
  4. Chỉ học những vấn đề bạn cảm thấy dễ tiếp thu.
  5. Sao chép đáp án từ bạn bè, không muốn tự mình tìm cách giải quyết vấn đề.
  6. Không dám giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi trong lớp.

Cách làm việc của não bộ. Não người được chia thành, bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu não nối liền nhờ tập hợp các dây thần kinh. Mỗi bán cầu não có vai trò hết sức khác nhau. Não trái của chúng ta xử lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số và sự kiện, v.v… não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, v.v….

90% các môn học chúng ta học trong trường thiên về não trái, vậy não phải làm gì? Nó hầu như chẳng có gì để làm, nó cảm thấy nhàm chán nên nó phải kiếm việc để làm. Kết quả là não phải khiến bạn mơ màng, viết nguệch ngoạc trên giấy, giảm bớt sự tập trung của bạn vào môn học.

Có vẻ như não phải chính là nguyên nhân chính gây ra việc bạn bị sao nhãng, mất tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là bạn phải sử dụng cả não trái và não phải trong lúc học. việc này không những tạo ra công ăn việc làm cho não phải, mà nó còn giúp tăng gấp nhiều lần sức mạnh não bộ. Giống như bạn chạy bằng 2 chân sẽ nhanh hơn rất nhiều so với chạy 1 chân.

Các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa thiên tài và người bình thường là các thiên tài biết cách tận dụng cả 2 bán cầu não trong cùng một thời điểm, trong bất cứ việc gì.

Học nhanh hay học chậm – cùng một bộ não, chỉ khác nhau ở cách học

Phương pháp học hiệu quả: 9 bước học hiệu quả

1.  Xác định mục tiêu rõ ràng

Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học và do đó quyết định kết quả học tập

Mục tiêu là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Mục tiêu dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta. Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu rõ ràng.

Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả:

  • Bước 1. Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể.

Thí dụ: “tôi muốn đạt sáu điểm 10 và một điểm 9 trong kỳ thi”

  • Bước 2. Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu.

Viết ra ít nhất 5 lý do tại sao phải đạt mục tiêu.

  • Bước 3. Lên kế hoạch hành động

Vạch ra kế hoạch chi tiết và những hành động cụ thể để tiến tới mục tiêu. Cần có 1 cuốn sổ để sắp xếp thông tin và 1 cuốn lịch sẽ giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả.

  • Bước 4. Xác định thời gian

Viết rõ ràng ngày tháng năm phải đạt mục tiêu đó.

  • Bước 5. Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu của bạn

Hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng cảnh đạt mục tiêu đề ra và tận hưởng cảm giác vui sướng, thỏa mãn, cũng như những lợi ích do việc đạt mục tiêu mang lại.

  • Bước 6. Lấy đà bằng hành động ngay tức khắc

Thí dụ: ngay sau khi xác định mục tiêu là nâng cao điểm Hóa Lý Dược, nên cầm quyển sách Hóa Lý Dược lên đọc vài trang.

2.  Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian

Thời gian là tiền bạc. Làm chủ thời gian – Làm chủ cuốc sống.

Bạn cần có quyển sổ tay có phần sắp xếp công việc theo tháng và theo tuần.

Lên kế hoạch từng tháng cho cả năm: đánh dấu những sự kiện quan trọng như lịch thi, lịch kiểm tra. Tìm hiểu xem có bao nhiêu môn học và bao nhiêu chương sách cần học trong năm. Phát thảo kế hoạch học từng môn học, từng chương sách cho cả năm.

Kế hoạch hàng tuần: mỗi chủ nhật hàng tuần bạn nên dành ít thời gian lên kế hoạch cho tuần tới, bao gồm tất cả các việc cần làm mỗi ngày trong tuần.

Kiểm tra kế hoạch ngày mai vào mỗi buổi tối. Định thời gian cụ thể cho từng việc, bám sát thời gian biểu, gạch bỏ những việc đã hoàn tất.

3.  Hành động kiên định

Kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài hằng ngày.

Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Để vượt qua sự lười biếng phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ. Học cách gắn liền niềm vui với việc học và nổi khổ với việc lười biếng ngay từ bây giờ.

Động lực mạnh mẽ vượt qua sự lười biếng: tạo thói quen mới cho bộ não và hành động ngay lập tức.

  • Bước 1. Viết ra những hậu quả bạn có thể gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng.
  • Bước 2. Tưởng tượng những nổi khổ được liệt kê ở bước 1. Tưởng tượng những gì bạn sẽ thấy, sẽ nghe và cảm nhận khi gánh chịu những nổi khổ đó.

Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao trong 5 năm, 10 năm tới nếu tiếp tục lười biếng. Tại sao phải làm việc này? Vì bạn chỉ bắt đầu cảm thấy hối hận và ước gì bạn có thể thay đổi sự việc khi mọi việc đã quá muộn. Chỉ đến khi bạn không có kiến thức, không có tiền và không có tương lai, bạn mới thốt lên “Giá mà lúc trước mình …”. Thật đáng tiếc, mọi việc

lúc ấy đã quá trễ. Vậy thì trước khi sự việc này xảy ra, hãy tưởng tượng hậu quả tệ hại nhất để buộc mình phải hành động ngay tức thì và không bao giờ phải nói “Giá mà …”

  • Bước 3. Viết ra những cảm xúc vui sướng và những kết quả tốt đẹp bạn sẽ nhận được nếu chăm chỉ học tập.
  • Bước 4. Tạo thói quen mới cho não bộ

Để tạo một thói quen mới cho bộ não. Hãy tưởng tượng như thể bạn đang cảm nhận và trải nghiệm được niềm vui tột đỉnh mang lại từ việc ôn bài sớm. Hãy tưởng tượng bạn nhận được điểm số hằng ao ước. Đây là cánh cửa mở ra thành công của bạn.

Hình dung bạn tốt nghiệp Đại Học trong sự khen ngợi của gia đình, thầy cô, bạn bè. Hãy nếm trải thành công này một cách thật sự.

Hình dung trong 5 năm, 10 năm tới một công việc mà bạn khao khát. Hãy cảm nhận thật sự những cảm xúc tuyệt vời lúc đó.

  • Bước 5. Phá vỡ thói quen hành động cũ và luyện tập bản thân theo một thói quen mới. Bắt đầu ngay từ bây giờ.

Con người ai cũng có thói quen. Chúng ta cần phá vỡ thói quen xấu khiến ta luôn thất bại. Lập lại 2 bài thực hành tưởng tượng trên thường xuyên (ít nhất 2 lần 1 tuần) cho đến khi tạo được thói quen mới cho bộ não.

Bí quyết để đạt điểm 10 tuyệt đối

  • Đọc bài trước khi nghe giảng
    • Tập trung và đặt câu hỏi
    • Ôn bài nhanh trong vòng 24 tiếng
    • Luôn hoàn tất bài tập về nhà trước khi đến lớp
    • Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà
    • Rút kinh nghiệm sau mỗi lần phạm lỗi
    • Tận dụng triệt để các bài tập thực hành và bài kiểm tra. Cố gắng làm bài kiểm tra thật tốt, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra

4.  Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin

Mục đích của việc đọc sách hiệu quả là để nắm bắt và hiểu thông tin. Làm cách nào để giảm khoảng 80% thời gian đọc nhưng vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn. Thông thường, trong sách giáo khoa chỉ chứa khoảng 20% trong tổng số các từ chứa đựng thông tin cần thu hoạch cho toàn bộ kiến thức môn học, đảm bảo giành điểm cao trong kỳ thi. Những từ này gọi là từ khóa. Phương pháp đọc hiệu quả là tập hợp những từ khóa

Đọc hiệu quả: chỉ cần đọc sách hoặc tài liệu môn học một lần. Trong khi đọc phải tách ra được cái cốt lõi hoặc thông tin dưới dạng ý chính và từ khóa. Sau đó, ghi chú những ý chính và từ khóa dưới dạng sơ đồ tư duy để dành cho việc ôn thi sau này.

Đọc nhanh giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin.

Sáu bước đọc hiệu quả giúp tăng tốc độ đọc và khả năng tiếp thu thông tin.

  • Bước 1. Sử dụng 1 cây bút chì làm vật dẫn đường
  • Bước 2. Tìm kiếm ý chính và đánh dấu các từ khóa.
  • Bước 3. Mở rộng tầm mắt để đọc được 1 cụm từ 5 – 7 từ cùng lúc
  • Bước 4. Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc (nhạc cổ điễn không lời)
  • Bước 5. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước, đọc lướt qua đề mục chính và phụ trong sách trước khi đọc từng chi tiết.
  • Bước 6. Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.

Khi bạn tập đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt bạn phải đọc ở tốc độ mà bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn cảm thấy không nắm kịp thông tin hoặc không thoải mái, không sao cả. Mục đích của việc này là làm bạn quá tải và làm căng hệ thống thần kinh của bạn. Sau nhiều lần thử thách như thế não bộ của bạn được nâng cao rõ rệt. Bạn phải thực tập nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.

5.  Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp sắp xếp thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ.

Ghi chú là bí quyết của những điểm 10. Có 3 lý do chính tại sao cần ghi chú.

  1. Ghi chú giúp tiết kiệm thời gian
  2. Ghi chú giúp tăng khả năng nhớ bài
  3. Ghi chú giúp hiểu bài tốt hơn.

Các bước vẽ sơ đồ tư duy

  • Bước 1. Vẽ chủ đề ở trung tâm (mãnh giấy đặt nằm ngang)
  • Bước 2. Vẽ thêm các chủ đề phụ. Viết bằng chữ in hoa, nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. Tiêu đề phụ được gắn liền với trung tâm và vẽ theo hướng chéo góc
  • Bước 3. Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hổ trợ. Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh. Dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên vẽ trên đoạn gấp khúc riêng. Trên nhánh, trên mỗi khúc chỉ có tối đa một từ khóa.

6.  Trí nhớ siêu đẳng

Không hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện hay trí nhớ không được rèn luyện. Theo chuyên gia về trí nhớ Harry Lorayne, những người có

khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta. Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng trí nhớ của họ.

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm sự ghi nhớ và sự hồi tưởng.

Trí nhớ bao gồm sự ghi nhớ (lưu trữ thông tin) và sự hồi tưởng (tìm lại thông tin). Mỗi từ ngữ, mỗi âm thanh, mỗi hình ảnh bạn lưu vào trí nhớ từ khi sinh ra được lưu giữ hoàn hảo nguyên vẹn ở một nơi nào đó trong não bộ. Vấn đề là khả năng hồi tưởng của chúng ta không hoàn hảo. Chính vì thế, chúng ta không thể nào nhớ lại (hay tìm lại) trong não bộ tất cả các thông tin chúng ta cần một cách dễ dàng.

Trí nhớ của bạn giống như một thư viện đồ sộ chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ trong hàng trăm ngàn quyển sách. Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là phát triển mục lục thông tin trong não bộ. Hệ thống này sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần.

Việc ghi nhớ thông tin mới là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác chúng ta đã biết trước đó. Đối với người chưa được rèn luyện kỹ thuật về trí nhớ, quá trình liên kết này thuộc về tiềm thức, tiềm thức thường chỉ tạo ra liên kết yếu ớt, khi có sự liên kết bền vững chúng ta dễ dàng lấy lại thông tin.

Cách ôn bài hiệu quả

Lần ôn bài đầu tiên nên bắt đầu sau khi học 10 phút. Những lần ôn bài kế tiếp lần lượt sau 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng và sau 3 đến 6 tháng.

Các nguyên tắc cơ bản của trí nhớ:

  • Sự hình dung: phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ.
  • Sự liên tưởng: tạo ra mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, giúp chúng ta dễ dàng tìm lại thông tin. Liên kết những hình ảnh trong tâm trí chúng ta là một quá trình hết sức quan trọng của trí nhớ siêu đẳng.
  • Làm nổi bật sự việc: chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh của trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nổi bật thông tin.
  • Sự tưởng tượng: dùng trí tưởng tượng tạo ra cảm xúc mạnh mẽ.
  • Màu sắc: màu sắc cũng là một tác động trí nhớ mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao chúng ta dùng nhiều màu sắc khi ghi chú. Màu sắc có thể tăng cường trí nhớ của chúng ta lên 50%.
  • Âm điệu: âm điệu kích hoạt bán cầu não phải, chúng ta có thể tạo ra những âm điệu đặc biệt cho những thông tin chúng ta cần nhớ.
  • Học bằng cách nhìn sự việc trong một bức tranh tổng quát. Phân tích các mối liên kết của thông tin đó vào các khái niệm tổng quát sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn là học từng chi tiết riêng biệt.

Thời gian học tối ưu

Thời gian học lý tưởng nhất cho mỗi lần học không nên kéo dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học này nên chia thành 4 phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần nên nghỉ ngơi 5 phút. Sau 2 tiếng nghỉ ngơi 30 phút. Trong lúc nghỉ ngơi nên làm vài động tác vận động đơn giản.

7.  Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành

Nếu bạn học thuộc lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10. Những kỹ năng suy nghĩ bạn cần phải thành thạo bao gồm:

  • So sánh các dữ liệu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau.
  • Phân tích thông tin và mối liên hệ giữa các thông tin với nhau.
  • Xác định nguyên nhân và hệ quả.
  • Lựa chọn và sắp xếp các thông tin có liên quan.
  • Biết cách lập luận.
  • Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  • Giải thích và phát triển ý cụ thể.
  • Đánh giá độ tin cậy và tính đúng đắn của thông tin.
  • Phân biệt giữa các dữ kiện, các thông tin không phải dữ kiện và các ý kiến cá nhân.
  • Đưa ra kết luận từ những bằng chứng cụ thể.

8.         Tăng tốc cho các kỳ thi Tạo ra môi trường học tối ưu

Nên chọn học tại một nơi nhất định để tâm trí bạn có thói quen làm việc bất cứ lúc nào bạn ở đó. Chỗ học có đặc điểm sau:

  • Phải có đèn sáng
    • Nhiệt độ tối ưu cho não bộ là 190C. (Nhiệt độ quá cao khiến bạn buồn ngủ)
    • Tránh những thứ làm bạn mất tập trung như tivi, điện thoại, trò chơi điện tử, truyện tranh, tạp chí, giường ngủ.
    • Không ăn quá nhiều, tránh ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, …) đường hoặc bột trắng (bánh ngọt, …) trước khi học vì những loại thức ăn này làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
    • Bật nhạc không lời. Nghe nhạc có tác dụng hỗ trợ cho sức mạnh của não bộ.
    • Học riêng và thỉnh thoảng sắp xếp học nhóm.

Lên kế hoạch học từ sớm

  • Trải dài việc ôn bài cho mỗi môn học
    • Lên kế hoạch cho các lần học mỗi ngày

Cách học trong mỗi lần: ôn lại bài ngày hôm trước, ghi nhớ thông tin, thực tập các câu hỏi ứng dụng, tổng ôn kiến thức trong ngày.

9.         Đi thi

  • Đến nơi thi sớm để thư giản
  • Dứt bỏ kỳ thi ra khỏi tâm trí
  • Sử dụng những từ mạnh mẽ: liên tục nói với bản thân “mình sẽ đạt điểm 10”, “bài thi này rất dễ vì mình chuẩn bị kỹ”, “mình có thể làm được dễ dàng”, “không có vấn đề gì cả, mình sẽ hoàn thành một cách xuất sắc trước khi giờ thi kết thúc”. Không bao giờ cho phép bản thân nói những lời tiêu cực, hãy liên tục nói với bản thân những lời tích cực.
  • Tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ.
  • Đọc lướt qua đề thi
  • Thời gian: phân chia thời gian hợp lý, có thời gian dự phòng để kiểm tra lại bài.
  • Tiếp cận câu hỏi: dễ trước, khó sau. Luôn đọc kỹ câu hỏi.
    • Câu hỏi trắc nghiệm: đọc kỹ câu hỏi, một từ thay đổi có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi. Trước khi lựa chọn câu trả lời cho sẵn, luôn luôn viết câu trả lời của bạn bên cạnh trên giấy. Đọc hết tất cả các lựa chọn. Nếu không chắc chắn nên chọn câu trả lời nào bạn nên sử dụng phương pháp loại trừ.
    • Câu tự luận: trả lời vừa đủ đừng đi quá đà
  • Kiểm tra lại bài: đọc lại câu hỏi đảm bảo đã hiểu câu hỏi chính xác.
    • Đối với câu trắc nghiệm xem có bỏ sót câu nào không, phải kiểm tra xem có đánh dấu câu trả lời tương ứng với câu hỏi không.
    • Đối với câu tự luận, câu trả lời ngắn đảm bảo những câu này không lạc đề, không có lỗi chính tả, không có ý quan trọng nào bị bỏ sót.
  • Đừng bao giờ bỏ cuộc

Sức mạnh của niềm tin

Niềm tin của bạn có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn tin rằng trường học rất nhạt nhẽo, bạn sẽ cảm thấy nó tẻ nhạt và đạt kết quả trung bình hoặc kém. Nếu bạn tin rằng việc học rất thú vị bạn sẽ cảm thấy nó thú vị và đạt kết quả tốt hơn. Nếu bạn tin rằng tiếng Anh là ngôn ngữ khó học nhất thế giới, bạn sẽ không bao giờ thành thạo tiếng Anh.

Tiến sĩ Georgi Lozarov, người khám phá ra phương pháp học tăng tốc, đã khẳng định rằng: khi chúng ta sinh ra đều là thiên tài, nhưng trong quá trình lớn lên, chúng ta làm mất khả năng thiên phú của mình từ việc lắng nghe ý kiến tiêu cực của người khác. Ví dụ như cha mẹ, bạn bè hoặc thầy cô nói rằng chúng ta “lười biếng”, “vô dụng”, “ngu ngốc”, “kém cõi”, v.v… Sau một thời gian liên tục nghe những điều này, chúng ta dần dần bắt đầu tin vào chúng, dẫn đến việc sống với vô số niềm tin tiêu cực. Qua năm tháng những niềm tin tiêu cực ấy biến thành “sự thật” và chúng ta không bao giờ nghi ngờ những “sư thật” đó. Bạn hãy nhớ rằng niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin của một người chỉ đúng với chủ nhân của nó. Niềm tin không gì khác hơn một ý kiến chủ quan. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm tin sẽ biến thành sự thật. Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta không những về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ chế sinh học trong cơ thể chúng ta.

Từ ngày xưa các bác sĩ đã khám phá ra rằng khi bạn uống thuốc và khỏi bệnh, thật ra trong thành phần thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất giúp bạn khỏi bệnh. Niềm tin trong chính bản thân bạn cũng đóng góp một phần rất lớn vào việc chữa bệnh của bạn.

Trang bị cho bạn những niềm tin hữu ích

Nếu việc tin tưởng vào điều gì đó, dù tốt hay xấu có thể biến thành sự thật, vậy thì tại sao bạn không đẩy lùi vào quá khứ những niềm tin nguy hại đã và đang giới hạn khả năng của bạn, thay vào đó bạn tự trang bị cho mình những niềm tin mới chấp cánh đưa bạn bay cao, bay xa hơn.

Năm niềm tin mạnh mẽ của người thành công:

  1. Để thay đổi cuộc sống, tôi phải thay đổi.
  2. Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm.
  3. Nếu mọi người làm được, tôi cũng làm được.
  4. Học là chơi

Những học sinh xuất sắc cảm thấy thích thú với việc học cũng như lúc họ giải trí. Giải trí mang lại cho họ niềm vui nhất thời, còn thành công trong việc học không những mang lại cho họ niềm vui lâu dài mà còn cả sự hạnh phúc vì được gia đình tin tưởng, bạn bè quí mến, nể trọng, thầy cô tin yêu. Rồi đến khi trưởng thành, những thành công

trong học tập sẽ là tiền đề tốt cho những thành công trong công việc khác, mở ra con đường tương lai thênh thang trước mắt.

  • Linh hoạt giúp bạn làm chủ cuộc sống

Linh hoạt là yếu tố của thành công, có thể thay đổi cách thức hành động và phương pháp làm việc để đạt đến mục tiêu. Những người không biết cách linh hoạt hoặc không muốn điều chỉnh bản thân sẽ bị bỏ lại phía sau.

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái lúc đầu vì bạn đã quen với những phương pháp không có ích cho việc học hoặc thành công. Để thoát khỏi vết lún thất bại và vươn tới tầm cao, bạn phải gạt bỏ những thói quen hoặc phương pháp cũ kỷ đó để tiếp thu kiến thức mới. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi từ bây giờ.

Sách tham khảo

  • Tôi tài giỏi bạn cũng thế, dịch giả: Trần Đăng Khoa – Uông Xuân Vy, nhà xuất bản Phụ Nữ, 2009
  • Sức mạnh niềm tin

BỘ MÔN BÀO CHẾ – CÔNG NGHIỆP DƯỢC


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172