Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG

Cập nhật lần cuối vào 06/04/2023

Dược lý học (Pharmacology) là môn khoa học về thuốc bao hàm mọi nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các hệ sinh học.

Nếu trước đây người Dược sĩ chỉ biết những vấn đề xoay quanh viên thuốc thì ngày nay người dược sĩ làm công tác dược lâm sàng có vai trò thông tin, tư vấn  đầy đủ cho bác sĩ, giúp bác sĩ phát hiện ra các sai sót trong vấn đề sử dụng thuốc.

A/ DƯỢC LÝ HỌC:

Dược lý học (Pharmacology) là môn khoa học về thuốc. Nhưng để tránh ý nghĩa quá rộng của từ này, Dược lý học chỉ bao hàm mọi nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các hệ sinh học.

Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh tật cho người và súc vật, hoặc dùng trong chẩn đoán bệnh ở lâm sàng, dùng để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của cơ quan. Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật (insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân, muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp, tổng hợp hóa học (ampicillin, sulfamid).

Đầu tiên, thuốc phải được nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc, tác dụng gây đột biến, gây quái thai, gây ung thư… Đó là đối tượng của môn Dược lý học thực nghiệm (Experimental pharmacology). Những nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn đến mức tối đa cho người dùng thuốc. Chỉ sau khi có đủ số liệu đáng tin cậy về thực nghiệm trên súc vật mới được áp dụng cho người. Tuy nhiên, súc vật phản ứng với thuốc không hoàn toàn giống người ; vì vậy sau giai đoạn thực nghiệm trên súc vật, thuốc phải được thử trên nhóm người tình nguyện, trên các nhóm bệnh nhân tại các cơ sở khác nhau, có so sánh với các nhóm dùng thuốc kinh điển hoặc thuốc vờ (placebo, giả dược), nhằm đánh giá lại các tác dụng đã gặp trong thực nghiệm và đồng thời phát hiện các triệu chứng mới, nhất là các tác dụng không mong muốn chưa thấy hoặc không thể thấy được trên súc vật (buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, phản ứng dị ứng v.v….). Những nghiên cứu này là mục tiêu của môn Dược lý học lâm sàng (Clinical pharmacology).

Dược lý học là môn học cung cấp những kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị để thầy thuốc có thể kê đơn được an toàn và hợp lý.

Dược lý học luôn dựa trên những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học có liên quan như sinh lý, sinh hóa, sinh học, di truyền học… để ngày càng hiểu sâu về cơ chế phân tử của thuốc, giúp cho nghiên cứu sản xuất các thuốc mới ngày càng có tính đặc hiệu, không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị.

Dược lý học còn chia thành:

Dược lực học (Pharmacodynamics) nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Ngoài ra, mỗi thuốc còn có thể có nhiều tác dụng khác, không được dùng để điều trị, trái lại còn gây phiền hà cho người dùng thuốc (buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực…), được gọi là tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng ngoại ý.

Tất cả các tác dụng đó là đối tượng nghiên cứu của Dược lực học.

Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc, đó là động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Người thầy thuốc rất cần những thông tin này để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý…)
Dược lý thời khắc (Chronopharmacology) nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc.

Hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt của các thay đổi của môi trường sống như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm … Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi là nhịp sinh học (trong ngày, trong tháng, trong năm). Tác động của thuốc cũng có thể thay đổi theo nhịp này. Người thầy thuốc cần biết để chọn thời điểm và liều lượng thuốc tối ưu.

Dược lý di truyền (Pharmacogenetics) nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền. Ví dụ người thiếu G6PD rất dễ bị thiếu máu tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt rét… ngay cả với liều điều trị thông thường.

Có thể nói Dược lý di truyền là môn giao thoa giữa Dược lý – Di truyền – Hóa sinh và Dược động học.

Dược lý cảnh giác hay Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance) chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng.

Phản ứng độc hại là những phản ứng không mong muốn (ngoại ý) xảy ra một cách ngẫu nhiên với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng, chẩn đoán hay điều trị bệnh.

Thí dụ: Phenacetin là thuốc hạ sốt, phải 75 năm sau khi dùng phổ biến mới phát hiện được tác dụng gây độc của thuốc; sau 30 năm mới thấy được chứng suy giảm bạch cầu của amidopyrin.

Những môn học trên là những chuyên khoa sâu của Dược lý học.

Người thầy thuốc càng biết rõ về thuốc càng nắm được “nghệ thuật” kê đơn an toàn và hợp lý.

Mục tiêu của môn Dược lý học là để sinh viên sau khi học xong có thể:                           – Trình bày và giải thích được cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị của các thuốc đại diện trong từng nhóm.

– Phân tích được tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc để biết cách phòng và xử trí.

– Kể được các đơn thuốc đúng nguyên tắc, đúng chuyên môn, đúng pháp lý. Người thầy thuốc nên nhớ rằng:

. Không có thuốc nào vô hại.

. Chỉ dùng khi thật cần, hết sức tránh lạm dụng thuốc.

. Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất.

. Trong quá trình hành nghề, thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến thức dược lý của các thuốc mới, hoặc những hiểu biết mới, những áp dụng mới của các thuốc cũ.

B/ DƯỢC LÂM SÀNG                                                                                      

Dược lâm sàng là gì và các họat động của Dược sĩ lâm sàng                                    

SỰ RA ĐỜI CỦA DƯỢC LÂM SÀNG                                                                   

Khác với các môn truyền thống như dược lý, dược liệu, hóa dược, bào chế…. DLS  là môn học mới, ở Việt Nam mới manh nha từ thập niên 90 trở lại đây.

Trước đây ngành công nghiệp Dược chưa phát triển người Dược sĩ chỉ biết nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm, bảo quản, phân phối thuốc….., tức là những vấn đề xoay quanh viên thuốc.

Càng ngày thuốc mới được nghiên cứu và đưa vào trị liệu nhiều hơn, ngành công nghiệp Dược trên thế giới bùng nổ và phát triển nhanh chưa từng có trong vài thập niên gần đây, có quá nhiều các xí nghiệp, công ty sản xuất thuốc ra đời và xuất hiện hàng chục ngàn các biệt dược, một hoạt chất có đến vài tên hay vài chục biệt dược.

Ví như trước kia chỉ có một vài loại kháng sinh với vài chục biệt dược, trước một bệnh nhân bị nhiễm trùng bác sĩ không có nhiều cơ hội lựa chọn, nhưng vài chục năm trở lại đây chúng ta đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại kháng sinh mới với nhiều tên biệt dược khác nhau, trong khi bác sĩ vừa học bệnh lý, sinh lý.. vừa phải kê đơn thuốc, mà để kê một đơn thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý cho bệnh nhân thì đòi hỏi bác sĩ phải nắm vững về thuốc. Và với hàng chục ngàn biệt dược đang lưu hành trên thị trường hiện nay cùng với bệnh lý đa dạng trên cùng một người bệnh thì bác sĩ của chúng ta đang thực sự gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc ra một đơn thuốc đúng. Xuất phát từ thực tế này người bác sĩ rất cần một người trợ lý và không ai khác hơn đó là đội ngũ dược sĩ, nói đúng hơn là dược sĩ dược lâm sàng, người có thể tư vấn cho họ sử dụng loại thuốc nào hiệu quả trên một bệnh nhân cụ thể, ví dụ cùng một thuốc kháng sinh nhưng đối tượng này sử dụng được, đối tượng kia không sử dụng được, hay người suy gan sử dụng liều này và người không suy gan sử dụng liều khác…Hoặc một bác sĩ chuyên về tim mạch chắc chắn sẽ không quen sử dụng các thuốc đường hô hấp, mà bệnh nhân khi vào viện có thể mắc nhiều bệnh lý khác nhau do đó họ cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề phối hợp thuốc, vì bác sĩ không hiểu hết được một viên thuốc cũ có gốc muối này khác viên thuốc mới có gốc muối khác ở chỗ nào và khi vào cơ thể hấp thu, chuyển hóa, đào thải, tương tác với các thuốc khác ra sao.. . Xuất phát từ thực tế đó, nhu cầu về đội ngũ dược lâm sàng là thực sự cần thiết, người dược sĩ lúc này chuyển từ mối quan tâm là thuốc sang đối tượng sử dụng thuốc.  

Người dược sĩ làm công tác dược lâm sàng có vai trò thông tin, tư vấn  đầy đủ cho bác sĩ, giúp bác sĩ phát hiện ra các sai sót trong vấn đề sử dụng thuốc, đặc biệt là các ca khó trong điều trị cần sự hội chẩn hoặc những thuốc có khoảng cách trị liệu hẹp cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu…..

Tuy nhiên không phải công tác dược lâm sàng chỉ có ở bệnh viện mà dược lâm sàng cần có ở khắp mọi nơi có liên quan đến sử dụng thuốc, ví dụ như hệ thống nhà thuốc, phòng khám, nhà an dưỡng ….

Ở Mỹ được xem là cái nôi của dược lâm sàng được nghiên cứu, xây dựng, phát triển từ những thập niên 60, sang thập niên thập niên 70 thì dược lâm sàng phát triển sang các nước châu Âu .

Ở Việt nam dược lâm sàng được đưa vào giảng dạy ở  trường đại học Dược Hà Nội  từ năm 1993, đại học Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 và thực sự được hoạt động ở bệnh viện trong những năm gần đây.

Như vậy dược lâm sàng là gì?

 ĐỊNH NGHĨA: Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế.

– Dược lâm sàng bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.
– Thuật ngữ “Dược Lâm sàng” không chỉ nhằm nói đến hoạt động của dược sĩ ở bệnh viện. Một dược sĩ cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động dược lâm sàng giống như dược sĩ bệnh viện.
– “Dược Lâm Sàng” khác với “Dược” như thế nào?
•    Môn học “Dược” nhấn mạnh trên kiến thức về tổng hợp, hóa học và bào chế thuốc.
•    Còn “Dược lâm sàng” nghiêng nhiều hơn về việc phân tích các nhu cầu của đông đảo người dùng mong muốn đối với thuốc, các cách dùng thuốc và tác động của thuốc trên bệnh nhân.
Như vậy Dược Lâm sàng có sự dịch chuyển trọng tâm từ thuốc sang đối tượng dùng thuốc.

II.  MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm:                                                                    

– Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.
– Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.                                        

– Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân.

III.  MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG 
Các hoạt động dược lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.
1.  Trước khi kê đơn
•    Các thử nghiệm lâm sàng
•    Danh mục thuốc
•    Thông tin thuốc
– Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.
– Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.

2. Trong khi kê đơn
•     Hoạt động tư vấn
– Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng.
– Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc (giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…)
– Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.
– Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn).
3. Sau khi kê đơn
•    Tư vấn
•    Chuẩn bị danh sách thuốc cho từng bệnh nhân
•    Đánh giá sử dụng thuốc
•    Nghiên cứu kết quả
•    Nghiên cứu dược kinh tế
– Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân.
– Dược sĩ có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.
– Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.

IV.  CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
Các hoạt động chính của người dược sĩ lâm sàng bao gồm :
– Tư vấn: Phân tích cách điều trị, tư vấn cho bác sĩ về tính đúng đắn của việc điều trị bằng thuốc và cung cấp sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở cả hai nơi bệnh viện và cộng đồng.
– Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người ra quyết định.
– Thông tin thuốc: Tìm kiếm thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học; tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
– Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách và chuẩn bị các thuốc và vật dụng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng với các nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
– Nghiên cứu sử dụng thuốc: Các nghiên cứu sử dụng thuốc/nghiên cứu dược dịch tễ học/nghiên cứu kết quả/dược cảnh giác và vật tư y tế cảnh giác : thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành thuốc và kết quả trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học và được thiết kế tốt.
– Dược động học/ giám sát thuốc điều trị: Nghiên cứu động học của thuốc và tối ưu hóa liều lượng.
– Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
– Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành-hiệu quả.
– Phân phối và thực hiện thuốc: Phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế : nghiên cứu và triển khai các hệ thống phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế sao cho có thể bảo đảm tính an toàn cao hơn khi thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ sai sót thuốc.
–  Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ và các nhân viên y tế khác, đồng thời thực hiện các hoạt động để đưa ra các chương trình tập huấn và  giáo dục cho các đối tượng trên.

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172