|
|
QUY ĐỊNH
Về việc đào tạo song song hai bằng của liêng-cào tố
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-HIU ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng liêng-cào tố
)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Văn bản này quy định về việc tổ chức và quản lý đào tạo song song hai bằng (học cùng một lúc hai chương trình) bao gồm: điều kiện học chương trình thứ hai, đăng ký học chương trình thứ hai, cấu trúc chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, quản lý sinh viên, quyền và nghĩa vụ sinh viên, xét và công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.
- Quy định này chỉ áp dụng đối với sinh viên hệ chính quy theo học chế tín chỉ, đang học tại liêng-cào tố .
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1 |
Đào tạo song song hai bằng |
Sinh viên có thể đăng ký học cùng một lúc hai chương trình thiết kế cho 2 ngành đào tạo khác nhau. Nếu hoàn thành tích lũy đủ các học phần của hai CTĐT của 2 ngành và các điều kiện về xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận 2 bằng tốt nghiệp đại học. |
2 |
Chương trình thứ nhất |
Chương trình đào tạo được thiết kế cho ngành thứ nhất sinh viên trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh. |
3 |
Chương trình thứ hai |
Chương trình đào tạo được thiết kế cho ngành thứ hai sinh viên đăng ký học song song hai bằng. |
4 |
Ngành thứ nhất |
Là ngành sinh viên đăng ký và trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh của Nhà trường |
5 |
Ngành thứ hai |
Là ngành khác ngành thứ nhất sinh viên đăng ký học để nhận bằng tốt nghiệp đại học của ngành đó |
Điều 3. Chương trình đào tạo song song hai bằng
- Chương trình đào tạo song song hai bằng là chương trình đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra của thiết kế tương ứng cho hai ngành, người tốt nghiệp được cấp hai bằng đại học tương ứng với ngành học đã đăng ký học song song hai bằng;
- Chương trình đào tạo song song hai bằng giữa các ngành được thể hiện được thể hiện trong phần phụ lục của quy định này; có thể được bổ sung, điều chỉnh tương thích theo định kỳ rà soát chương trình đào tạo;
- Tùy theo múc độ tương đương giữa các môn học trong hai chương trình đào tạo khi tham gia đào tạo song song hai bằng, sinh viên được bảo lưu điểm và chuyển những tín chỉ của các môn học tương đương đã hoàn thành của ngành học thứ nhất để được công nhận tích lũy trong chương trình đào tạo của ngành học thứ hai;
- Sinh viên theo học song song hai bằng phải hoàn thành các báo cáo thực tập; học chuyên đề tốt nghiệp hoặc thực tập khóa luận tốt nghiệp tương ứng theo yêu cầu riêng của mỗi ngành.
Điều 4. Điều kiện học song song hai bằng
- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;
- Sinh viên có thể đăng ký học song song hai bằng sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của ngành thứ nhất;
- Sinh viên không thuộc xếp loại học lực yếu và đảm bảo điều kiện chất lượng của chương trình đào tạo thứ hai.
Điều 5. Phương thức đăng ký và xét tuyển
- Quy trình đăng ký
Sinh viên đăng ký học song song hai bằng trực tuyến (online).
- Xét tuyển
Phòng Quản lý Đào tạo tập hợp và lập danh sách trình Ban Giám hiệu xét duyệt danh sách sinh viên đủ điều kiện học song song hai bằng, thông báo đến các Khoa, Bộ môn.
Điều 6. Tổ chức đào tạo
- Sinh viên theo học chương trình thứ hai thực hiện đầy đủ các quy định trong quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Sinh viên đủ điều kiện học chương trình thứ hai sẽ được tham gia đăng ký các môn học trong chương trình đào tạo ngành thứ 2 theo kế hoạch mở lớp môn học của Nhà trường. Sinh viên chỉ được đăng ký các môn học ở ngành thứ 2 không trùng với TKB đăng ký các môn học của ngành thứ nhất.
- Sinh viên đang học chương trình thứ hai, nếu có điểm trung bình chung tích lũy học tập của kỳ xét học vụ học chương trình thứ nhất chỉ đạt dưới 5,0 (theo thang điểm 10) hoặc 2,0 điểm theo điểm chữ phải tạm dừng học chương trình thứ hai ở học kì tiếp theo. Nhà trường xét và ra quyết định tạm dừng học (hoặc ra quyết định tiếp tục học lại chương trình thứ hai). Việc ra quyết định cho học tiếp chương trình thứ hai được thực hiện trên cơ sở kết quả học tập, đề nghị của sinh viên, có ý kiến của Khoa, Bộ môn ở chương trình thứ hai.
- Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương mà sinh viên đã tích lũy trong chương trình thứ nhất.
- Các Khoa và Bộ môn xem xét các môn học tương đương của từng ngành và xây dựng bảng đối sánh hai chương trình đào tạo và công bố cho sinh viên biết để đăng ký học.
Điều 7. Quản lý sinh viên
- Khoa, Bộ môn quản lý sinh viên đang học chương thứ nhất có trách nhiệm:
Thông báo và tư vấn cho sinh viên của Khoa, Bộ môn đăng ký học chương trình thứ hai. Hướng dẫn sinh viên đăng ký học chương trình thứ hai.
- Khoa, Bộ môn quản lý học chương trình thứ hai có trách nhiệm:
- Tổ chức học tập: lên kế hoạch học tập hàng năm, thời khóa biểu;
- Quản lý, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập;
- Tổ chức giảng dạy, tổ chức thi, quản lý kết quả học tập của sinh viên học chương trình thứ hai như học ở chương trình thứ nhất.
- Phòng Quản lý Đào tạo có trách nhiệm:
- Kiểm tra và lập danh sách trình Hiệu trưởng phê duyệt Quyết định cho sinh viên học chương trình thứ hai;
- Trên cơ sở kế hoạch học tập của Khoa, Bộ môn xây dựng TKB và thông báo đến các Khoa, Bộ môn, sinh viên;
- Quản lý kết quả học tập, định kỳ xét thôi học, thụ lý các yêu cầu dừng học, tiếp tục học cho sinh viên; phổ biến các quy định quy chế cho sinh viên chương trình thứ hai; xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
Điều 8. Học phí và quyền lợi
- Sinh viên học chương trình thứ hai phải nộp mức học phí theo quy định đối với chương trình thứ hai. Sinh viên không được miễn giảm học phí khi học chương trình thứ hai.
- Sinh viên học chương trình thứ hai không được sử dụng kết quả học tập ở chương trình thứ hai để xét học bổng cũng như không được xem xét để hưởng các chế độ chính sách ưu tiên như sinh viên học chương trình thứ nhất.
Điểu 9. Xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp
- Trong thời gian cho phép học tại trường theo Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, căn cứ vào kết quả học tập và yêu cầu đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo, sinh viên có thể được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đơn ngành (ngành thứ nhất), chương trình song song hai bằng (ngành thứ hai) trong đó điều kiện tiên quyết để xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp ngành thứ 2 là đã đủ điều kiện công nhận và cấp bằng tốt nghiệp ở ngành thứ nhất.
- Sinh viên đã đăng ký học song song hai bằng nhưng hết thời gian cho phép học tại trường mà chưa đủ điều kiện tốt nghiệp ngành thứ hai hoặc cả hai ngành thì được cấp giấy chứng nhận kết học tập của các môn đã học trong chương trình đào tạo.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
- Quy đinh này được áp dụng từ năm học 2019-2020.
- Trưởng các Khoa, Bộ môn và các đơn vị liên quan trong toàn trường chịu trách nhiệm thông báo và tư vấn cho sinh viên về việc học song song hai bằng.
- Trong quá trình thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh các đơn vị quản lý sinh viên tiếp nhận ý kiến của giảng viên và sinh viên gửi về Phòng Quản lý Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ban Giám hiệu để có phương án giải quyết phù hợp.
HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Hồ Thanh Phong
Tìm hiểu thêm các chương trình học tại HIU
Nhập học tại HIU
Chỉ cần một vài bước đơn giản để có thể nhập học tại HIU. Tìm hiểu thêm về điều kiện tuyển sinh và nộp hồ sơ ngay hôm nay. Xem chi tiết tại đây.
Học bổng
Nếu bạn là một sinh viên xuất sắc và mong muốn theo đuổi ước mơ , chúng tôi khuyến khích bạn tìm hiểu chương trình học bổng dành cho sinh viên tương lai và nộp hồ sơ cho loại học bổng mà bạn đủ tiêu chuẩn. Xem chi tiết tại đây.
Học phí
Tại HIU, sinh viên có thể chọn giữa học phí năm học 2020 hoặc chương trình học phí cố định. Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số môn sinh viên học trong từng học kỳ. Xem chi tiết tại đây.
Liên hệ
Phòng Truyền Thông và Tuyển Sinh
– Điện thoại: 028.7308.3456 bấm phím 3401 – Hotline: 093869 2015 – 0964 239 172
👉 Đăng ký để được tư vấn tốt nhất ký để được tư vấn tốt nhất tại: //bit.ly/