Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

Thành lập 1 doanh nghiệp nhỏ khác gì khi “khởi nghiệp”

Cập nhật lần cuối vào 15/09/2020

Khi bạn xác định thành lập một công ty, mở một doanh nghiệp nhỏ, nó khác nhiều so với việc bạn tự do muốn “khởi nghiệp”.

Từ việc lên ý tưởng thành lập 1 doanh nghiệp nhỏ, lập kế hoạch, cho đến khả năng thực thi, chúng đều khá là khác nhau. Vậy bạn có nhận ra sự khác nhau này không, dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn sự khác biệt khi mở một “doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “doanh nghiệp khởi nghiệp”:

1. Tính đột phá giữa thành lập 1 doanh nghiệp nhỏ và startup

Khởi nghiệp: Tính đột phá là điều bắt buộc. Bạn có thể tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một phân khúc mới trong thị trường, một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: khác với khi khởi nghiệp, khi mở một doanh nghiệp, sẽ có vô số ví dụ về những doanh nhân đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn. Ví dụ: Nhà hàng, Văn phòng Luật sư, …

2. Tính tăng trưởng

* Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập. Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khúc khách hàng nhất định. Dĩ nhiên, bạn sẽ muốn doanh nghiệp của mình phát triển càng nhanh càng tốt, nhưng điều quan tâm đầu tiên của bạn sẽ là tạo ra lợi nhuận. Một khi đạt được điều này, bạn mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp.

* Khởi nghiệp: Một công ty khởi nghiệp sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường.

3. Lợi nhuận

* Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Người sáng lập sẽ muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có luôn lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được, cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp.

* Khởi nghiệp: Có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu (dù có thể doanh thu rất nhỏ). Bạn sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ.

4. Khả năng tài chính khi khởi nghiệp

* Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khi khởi đầu, ngoài tiền túi của mình, bạn sẽ cần dựa vào đóng góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót”, bạn sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất.

* Khởi nghiệp: Nhiều người khởi nghiệp bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, phần lớn những người khởi nghiệp đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần hay Quỹ đầu tư mạo hiểm.

Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một lượng vốn đủ mạnh để đạt được tham vọng này. Sẽ cần một thời gian dài để bạn có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận. Cũng nên nhớ rằng những nhà đầu tư cho startup sẽ trông đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ, do đó sẽ có những áp lực bắt buộc cho những nhà sáng lập

5. Kĩ năng quản lý

* Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Số lượng nhân viên bạn phải quản lý phụ thuộc vào kế hoạch vận hành bạn đã hoạch định từ trước.

* Khởi nghiệp: Bởi vì bạn mong muốn phát triển càng to lớn càng tốt, càng nhanh càng tốt, bạn sẽ cần phải liên tục phát triển kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý từ: nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn, và các đối tác khác.

6. Tham vọng

* Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Mục tiêu của bạn có thể là truyền lại công ty cho các thế hệ sau trong gia đình hoặc cũng có thể bán lại cho một tập đoàn khổng lồ.

* Khởi nghiệp: Tham vọng của bạn là một con đường dài và không có đích đến, bạn sẽ luôn cố gắng làm hết sức có thể để lấp dần tham vọng thành công của mình.

Trên đây là sự khác biệt giữa việc thành lập một doanh nghiệp nhỏ hay bạn chọn con đường khởi nghiệp cho chính mình. Dù bạn đang có ý định là gì đi nữa, hãy xác định rõ mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể, có như vậy, bạn đã có bước khởi đầu thành công.

Nguồn enternews

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172