Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

Các quy tắc thiết kế bản kế hoạch gọi vốn hiệu quả


Cập nhật lần cuối vào 12/10/2020

Dù không quan trọng bằng yếu tố nội dung nhưng startup nên đầu tư cho việc thiết kế để tăng tính hiệu quả cho bản kế hoạch gọi vốn (pitch-deck).
“Những lưu ý về mặt thiết kế pitch-deck” là nội dung đào tạo cuối cùng trong loạt video huấn luyện của Startup Việt 2020. Trong 30 phút của bài hướng dẫn, ông Nguyễn Thành Phương – Giám đốc sáng tạo Raconteur chỉ ra các quy tắc cơ bản trong thiết kế pitch-deck và làm rõ các quy tắc đó thông qua phân tích ví dụ cụ thể về pitch-deck của Uber.

Ông Nguyễn Thành Phương – Giám đốc sáng tạo Raconteur chỉ ra các quy tắc về hình ảnh. Ảnh: Thành Huế.

Mở đầu bài hướng dẫn, ông Thanh Phương khẳng định rằng phần nội dung là quan trọng nhất của một bài pitch-deck. Khi nội dung đã tinh gọn và rõ ràng, phần thiết kế sẽ hỗ trợ thêm để nổi bật các thế mạnh của startup. Ông Thanh Phương lưu ý rằng để có một pitch-deck hiệu quả về nội dung lẫn thiết kế, các startup phải xác định rõ về hình thức tiếp cận nhà đầu tư. Nếu pitch-deck được gửi qua email, phần nội dung cần chi tiết, rõ ràng. Nếu trình bày pitch-deck trực tiếp với nhà đầu tư, các slide cần tinh gọn, đủ ý để nhà đầu tư tập trung hơn vào phần trình bày của startup. Sau khi đã xây dựng xong phần nội dung, các startup có thể tham khảo các quy tắc về cách thể hiện, bố cục, nội dung, kiểu chữ…

Một slide chỉ nên thể hiện một ý tưởng
Startup thường có xu hướng thể hiện tất cả các thông tin sản phẩm trong một slide trình bày. Ông Nguyễn Thanh Phương cho biết điều này vừa không có lợi trong việc tiếp nhận thông tin của người xem vừa không hợp thẩm mỹ. Vì vậy, quy tắc nên áp dụng là một slide chỉ nên thể hiện một ý tưởng. Đại diện Raconteur nêu ví dụ một slide của doanh nghiệp Simplicity liệt kê đưa ra ba con số để giới thiệu sản phẩm tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.
Tương tự, ông Phương gợi ý rằng startup nên tách các biểu đồ thành các slide riêng, tối ưu là mỗi biểu đồ một slide để đạt hiệu quả thông tin cao nhất. Đồng thời, khung slide phổ biến hiện nay là 16:9 nên startup có thể định dạng bài thuyết trình theo khung này để hình ảnh phù hợp khi trình chiếu.

Bố cục được quyết định bởi nội dung từng trang
Theo ông Phương, có nhiều mẫu bố cục trình bày slide để startup lựa chọn và startup nên căn cứ vào nội dung để chọn bố cục phù hợp. Để các công ty của top 50 Startup Việt 2020 dễ hình dung về điều này, ông Phương nêu ví dụ về cách Airbnb chọn ba hình tròn nổi bật để minh họa cho ba giải pháp được đề cập trong một slide.

Màu sắc là một điểm chạm thương hiệu
Đại diện Raconteur cho rằng màu sắc có vai trò quan trọng và tạo nên “điểm chạm của thương hiệu” trong mắt nhà đầu tư. Sự đồng bộ về màu sắc trong các silde vừa thể hiện sự chuyên nghiệp vừa giúp nhà đầu tư nhận diện, ghi nhớ mô hình kinh doanh của các startup.
Điều đầu tiên các startup cần làm là chọn bảng màu xuyên suốt cho bài pitch – deck. Đối với các công ty chưa có bảng màu riêng cho thương hiệu, ông Phương gợi ý các công ty vào trang mycolor.space nhúng mã màu của logo để lựa chọn bảng màu. Một cách khác để tìm ra bảng màu là phương pháp phối màu tương phản, tức trộn màu đen và trắng kết hợp màu logo cùng màu sắc của tương phản của logo.
Theo ông Phương, khi sử dụng màu nền tối thì không nên có nhiều chữ và khi có nhiều thông tin thì nên sử dụng màu nền sáng.
Chỉ nên sử dụng hai phông chữ trong một bài thuyết trình.

Startup nên căn cứ vào nội dung để chọn bố cục phù hợp. Ảnh: Thành Huế.

Nhiều startup thường có thói quen sử dụng nhiều phông chữ để nhấn mạnh nội dung của bài pitch – deck. Chuyên gia thiết kế cho rằng chỉ nên sử dụng tối đa hai phông chữ trong một bài trình bày để tránh rối mắt. Nếu muốn làm nổi bật nội dung nào đó, các startup có thể tô đậm, thay đổi cỡ chữ chứ không nên đổi sang phông chữ khác.

Một bức ảnh đáng giá hàng nghìn từ
Lựa chọn hình ảnh ấn tượng, chính xác là một trong những cách tăng hiệu quả của bài trình bày, chọn một hình ảnh xuất sắc tương đương hàng nghìn từ ngữ mô tả. Đồng thời, khi thêm chữ vào hình ảnh, startup nên lưu ý độ đậm nhạt của chữ để người xem dễ đọc và vị trí đặt chữ trong ảnh cũng cần được tính toán kỹ.
Một số các startup khi giới thiệu hình ảnh đội ngũ thường chọn những hình ảnh riêng biệt của từng cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau tạo cảm giác thiếu liên kết. Vì vậy, ông Thanh Phương khuyên startup chọn hình ảnh các đồng sự trong một hoạt động, trong cùng một không gian. Về hình ảnh sản phẩm, các startup nên chọn các hình ảnh mới nhất, tránh việc sử dụng hình ảnh cũ.
Sau khi giới thiệu các quy tắc thiết kế chung, ông Thanh Phương lấy ví dụ về pitch-deck của Uber và so sánh điểm khác biệt trong thiết kế pitch-deck của thương hiệu này ở thời điểm 2008 và hiện nay. Từ những so sánh này, các startup Việt dễ dàng rút ra quy tắc thiết kế và hoàn thiện pitch-deck để thuyết trình trong Startup Việt 2020.

Theo Vnexpress


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172