Các trang web poker trực tuyến | liêng-cào tố

[Câu chuyện từ di ảnh Mẹ VNAH] – Người mẹ 4 lần đắp mộ cho con trong kháng chiến

Cập nhật lần cuối vào 13/06/2021

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nâu (1901 – 1982), quê quán ấp An Hòa, xã Trung An, huyện Củ Chi. Mẹ có 6 người con, nhưng 4 người con đã anh dung hy sinh tuổi thanh xuân cho đất nước, cho dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đoàn trường Đại học QT Hồng Bàng trao tặng di ảnh Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nâu cho bà Võ Thị Sáng (Con gái của Mẹ VNAH), trong dự án “Phục hồi di ảnh Mẹ VNAH và LS”

4 lần đắp mộ cho con trong kháng chiến

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, sống trên mảnh đất được mệnh danh “đất thép” với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất và tình yêu nước nồng nàn. Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch. Mẹ sống dựa trên câu nói: “Thà mất con còn hơn mất nước”. “Người dơ thì tắm bằng nước, nước dơ phải rửa bằng máu!”. Tấm lòng đối với Đảng dù có chết vẫn một lòng son sắt. Sống dưới ách đô hộ của kẻ thù, mẹ vẫn hiên ngang như cây tùng, cây đước, như ngọn hải đăng cố gắng chống chọi với sóng biển mịt mù. 

 Mẹ sinh được 6 người con (4 trai, 2 gái), gồm: Võ Văn Sình, Võ Văn Xí, Võ Văn Đốn, Võ Văn Thiện, Võ Thị Sang, Võ Thị Thọ. Được sự nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục của mẹ, các người con của mẹ lớn lên đều sống xứng đáng với truyền thống quê hương xã Trung An anh hùng, tất cả các con của mẹ đều thoát ly gia đình tham gia vào các lực lượng võ trang cách mạng, trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Mẹ có 4 người thân là liệt sĩ, gồm 4 người con trai: Võ Văn Sinh, sinh năm 1929. Trước sự tàn bạo của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1945 khi vừa tròn 16 tuổi, ông đã tham gia cách mạng và trở thành Xã đội trưởng xã Trung An. Năm 1966, mẹ đã khóc thầm lặng lẽ trước sự hy sinh của người con trai đầu trong một lần tham gia nhiệm vụ. Con trai thứ hai của mẹ là ông Võ Văn Xí, sinh năm 1934. Lớn lên trong bối cảnh đất nước đang trong cuộc chiến khốc liệt chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu quốc. Năm 1960, tham gia công tác tại địa phương. Nhưng sau đó vào năm 1961, ông thoát ly khỏi gia đình và trực tiếp tham gia công tác tại công trường chế tạo vũ khí. Nấm mồ này cỏ chưa kịp lên xanh, mẹ lại phải đắp thêm nấm mộ khác. Năm 1970, mẹ lại lặng lẽ khóc thầm để tiễn con trai về với đất mẹ tại xã An Phú khi thực hiện nhiệm vụ. Con trai thứ ba của mẹ là ông Võ Văn Đồn, sinh năm 1937. Sớm giác ngộ được tinh thần và truyền thống yêu nước, ông tham gia cách mạng vào năm 1958. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông đã dung cả thanh xuân để cống hiến cho đất nước. ông đã trở thành tiểu đội trưởng K.17 Quyết thắng, quân khu 4. Trẻ tuổi gần như nhất nhà, nhưng ông là người hy sinh đầu tiên, tháng 03/1962 trong một trận đánh bót An Nhơn Tây, ông đã hy sinh vì đât nước vì dân tộc khi vừa tròn 25 tuổi – độ tuổi thanh xuân của sự nhiệt huyết nồng cháy. Con trai thứ tư là ông Võ Văn Thiện hay còn gọi là Võ Văn Thiệu sinh năm 1940. Vào năm 1960, cùng với anh hai là ông Võ Văn Xí, ông đã tham gia vào công tác cách mạng. Khi ấy ông được giữ chức vụ là Tiểu đội trưởng trinh sát Sài Gòn – Gia Định. Nước mắt chưa vơi thì tin dữ lại đến, mẹ luôn nhận tin dữ từ những người con, trinh sát Võ Văn Thiện đã anh dung hy sinh ở Bến Mương, Phú Hòa Đông. 


Trước hoàn cảnh đó, Mẹ chấp nhận làm điểm tựa cho các tiền phương, là bóng mát chở che, là nhựa sống truyền cho chồi non lộc biếc lớn lên. Mẹ đã chiến đấu đến cùng, bằng thể xác lẫn tinh thần.

Mẹ đã cùng hai người con gái là bà Võ Thi Sáng và bà Võ Thị Thọ tiếp tục là những hậu phương vững chắc cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. mẹ Trạch luôn chắt chiu, chịu thương chịu khó, làm ra hạt lúa củ khoai, mong ngày đất nước thống nhất để gia đình được đoàn tụ. Từ chống thực dân Pháp qua đánh đế quốc Mỹ, trong khu vườn của Mẹ luôn có những căn hầm bí mật dưới bụi tre, gốc mít, nơi Mẹ và 2 người con gái nuôi giấu hàng nghìn lượt cán bộ, bộ đội, du kích. Bao đêm dài, Mẹ thao thức canh chừng nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà. Trên miệng hầm, Mẹ trồng thật nhiều cỏ, vừa để ngụy trang, vừa cho bò ăn. Lúc không có địch, hai mẹ con mở hé cửa hầm cho người ở dưới dễ thở, hễ có động lại giả vờ ra dắt bò, cắt cỏ để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có tinh thần yêu nước nồng nàn, 2 người con gái của mẹ cũng sớm nhận thức được điều đó. Tiếp nối truyền thống của các anh, hai cô con gái của má cũng là những thành viên tích cực trong phong trào biểu tình. Bà Võ Thị Sang là trưởng ban đấu tranh huyện Củ Chi và là Bí thư Chi bộ ấp An Hòa. Bà Võ Thị Thọ làm công tác giao liên, là cơ sở tin cậy, nuôi dưỡng cán bộ khi đi công tác ở nội thành Sài Gòn trước năm 1975.

Mỗi Bà mẹ Việt Nam anh hùng có một hoàn cảnh khác nhau nhưng rất dễ nhận ra các mẹ đều có điểm chung là lòng nhân ái, bao dung, yêu nước thiết tha và rất đỗi anh hùng. 

Mẹ Nguyễn Thị Nâu được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào năm 1994. Hiện con gái của mẹ là bà Võ Thị Sang đang chăm lo việc thờ cúng mẹ tại ấp An Hòa, xã Trung An, huyện Củ Chi. 

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172