Cập nhật lần cuối vào 09/01/2024
Là ngành học gắn liền với việc xây dựng, phát triển thương hiệu, ngành Quan hệ công chúng yêu cầu cao kỹ năng tổ chức sự kiện để nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Sinh viên theo đuổi ngành học này cần “bỏ túi” kỹ năng tổ chức sự kiện để làm tốt công việc trong tương lai.
Với sinh viên ngành Quan hệ công chúng HIU, các bạn trang bị kỹ năng này theo cách cập nhật những kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia đang thực chiến trong nghề và tự tay thực hiện các chương trình đa quy mô ngay từ năm nhất.
Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (Public Relations, viết tắt là PR) là một lĩnh vực trong Marketing và truyền thông, tập trung vào việc quản lý và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức hoặc cá nhân với công chúng. Nhằm định hình, khẳng định thương hiệu, tên tuổi, sản phẩm trong quá trình hoạt động và phát triển.
Mục tiêu của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên, cổ đông, cơ quan chính phủ, và cuối cùng thuyết phục họ hiểu và ủng hộ tổ chức, doanh nghiệp. Quan hệ công chúng sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận công chúng, bao gồm báo chí, truyền hình, radio, mạng xã hội, sự kiện,… Đảm bảo thông tin được truyền tải một cách hiệu quả, nhất quán, tạo dựng lòng tin và uy tín trong mắt công chúng.
Học Quan hệ công chúng ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc khác nhau:
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR là người thực hiện các công việc liên quan đến truyền thông, nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa một tổ chức hay cá nhân với các nhóm công chúng liên quan. Thông qua các hoạt động PR, chuyên viên PR giúp tổ chức nâng cao nhận thức, hình ảnh và uy tín trong mắt công chúng.
Truyền thông và quảng cáo
Người làm PR thường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược truyền thông và quảng cáo hiệu quả. Chuyên viên truyền thông và quảng cáo có thể tạo ra các chiến dịch truyền thông, viết bài báo, phát triển nội dung truyền thông, quản lý mối quan hệ với các phương tiện truyền thông và tổ chức sự kiện để tăng cường nhận thức về tổ chức, thương hiệu của mình.
Quản lý khủng hoảng
Khi xảy ra khủng hoảng hoặc vấn đề tiềm ẩn, người làm PR có nhiệm vụ đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt một cách chính xác và hiệu quả cho công chúng. Trong vai trò này, họ sẽ học cách đối phó với khủng hoảng, quản lý tình huống và xử lý thông tin nhạy cảm trong các tình huống khẩn cấp.
Phóng viên, biên tập viên
Học quan hệ công chúng giúp sinh viên hiểu về quy trình truyền thông, các phương pháp giao tiếp hiệu quả và cách xây dựng các chiến lược truyền thông, cung cấp những kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc trong lĩnh vực truyền thông, bao gồm cả vai trò phóng viên và biên tập viên. Nghề phóng viên và biên tập viên có nhiệm vụ thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến công chúng.
Nhà báo
Nhiều sinh viên học quan hệ công chúng có thể chọn trở thành nhà báo sau khi hoàn thành chương trình học. Sinh viên Quan hệ công chúng được đào tạo các kiến thức về truyền thông, PR, Marketing,… Đây là những kiến thức có thể giúp các nhà báo hiểu rõ hơn về bối cảnh và thị trường truyền thông, từ đó đưa ra những thông tin, bài viết có giá trị và phù hợp với đối tượng khán giả.
Nghề nhà báo đòi hỏi một loạt các kỹ năng, bao gồm khả năng nắm bắt thông tin, nghiên cứu, viết lách, phỏng vấn, làm việc trong môi trường truyền thông đa dạng và nhanh chóng. Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, thực tập tại các cơ quan báo chí,… để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
Chuyên viên truyền thông nội bộ
Chuyên viên truyền thông nội bộ là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các chiến lược truyền thông nhằm tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy sự hiểu biết, chia sẻ thông tin, truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên.
Chương trình đào tạo ngành quan hệ công chúng cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực truyền thông, như các khái niệm, nguyên lý, phương pháp và kỹ thuật truyền thông, các thể loại báo chí, kỹ năng viết báo, phóng sự, phỏng vấn, quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện,… Những kiến thức và kỹ năng này đều có liên quan và cần thiết cho công việc của chuyên viên truyền thông nội bộ.
Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn PR
Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn PR là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích môi trường truyền thông, xu hướng truyền thông, nhu cầu của công chúng,… để đưa ra các tư vấn chiến lược PR cho doanh nghiệp, tổ chức.
Để trở thành chuyên viên nghiên cứu và tư vấn PR, sinh viên cần trang bị kiến thức chuyên sâu về quan hệ công chúng, kỹ năng nghiên cứu, khả năng tư vấn hiệu quả. Do đó trong quá trình học tại trường, sinh viên cần tích lũy kiến thức và kỹ năng quan trọng, tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập để tích lũy kinh nghiệm thực tế, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, nhạy bén với xu hướng, rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng,…
Giảng viên Quan hệ công chúng
Giảng viên Quan hệ công chúng giảng dạy các kiến thức, kỹ năng về Quan hệ công chúng tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, trung tâm. Để trở thành giảng viên Quan hệ Công chúng, cần có kiến thức sâu về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực này. Ngoài kiến thức chuyên môn, trở thành giảng viên còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và quản lý lớp học. Đồng thời có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành Quan hệ Công chúng hoặc các lĩnh vực liên quan để có thể chia sẻ các trải nghiệm thực tế với sinh viên.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quan hệ công chúng
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, vai trò của truyền thông đã và đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngành Quan hệ công chúng có nhiệm vụ quản lý thông tin và tương tác với công chúng thông qua các kênh truyền thông xã hội. Do đó, nhu cầu về chuyên gia Quan hệ công chúng có khả năng làm việc trong môi trường truyền thông số đang gia tăng.
Quan hệ công chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Các công ty Việt Nam ngày càng nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng một hình ảnh tích cực trong mắt công chúng, từ khách hàng, cổ đông cho đến cộng đồng và nhân viên. Do đó, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Quan hệ công chúng đối với các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng.
Với sự phát triển của ngành kinh doanh và thị trường, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này có tiềm năng tăng cao trong tương lai, cùng nhiều vị trí nghề nghiệp khác nhau đã kể trên. Quan trọng là, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích lũy nhiều nhất có thể những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, xây dựng thương hiệu cá nhân để làm nổi bật mình trong một thị trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay.
Lý do khiến GenZ “phải lòng” ngành Quan hệ công chúng
Học tổ chức sự kiện từ chuyên gia thực chiến trong nghề
Quan hệ công chúng bao gồm cả mảng truyền thông báo chí và quản lý – tổ chức sự kiện. Một chuyên viên Quan hệ công chúng thường làm các chiến lược để tạo cầu nối giữa doanh nghiệp, tổ chức với khách hàng và cộng đồng, giới truyền thông,… nhằm quảng bá, khẳng định thương hiệu. Để làm tốt nhiệm vụ này, tổ chức sự kiện là một kỹ năng mà những bạn trẻ theo đuổi ngành cần thành thạo.
Tại HIU, sinh viên Quan hệ công chúng được học hỏi cách tổ chức sự kiện ngay từ sớm. Không chỉ qua những giờ học trên giảng đường, các bạn được tiếp thu kiến thức trực tiếp từ những người làm nghề – những “người thầy” đặc biệt, mang đến nhiều thông tin thực tế, trực quan qua các buổi hội thảo, talkshow, workshop.
Thực hành “cân” mọi sự kiện lớn nhỏ: bệ phóng vững chắc để vươn xa
Không chỉ học suông, sinh viên ngành Quan hệ công chúng HIU còn được tạo điều kiện thực hành tổ chức sự kiện với đa dạng quy mô và tính chất – từ sự kiện học thuật đến cộng đồng.
Ở quy mô nhỏ, có thể kể đến chuỗi talkshow về xây dựng chiến lược truyền thông, marketing, quảng cáo hướng đến việc phát triển thương hiệu do sinh viên năm nhất tổ chức như: các show thời trang áo dài Di Bản tôn vinh giá trị dân tộc, Ngày hội Halloween,…
Từ khâu lên ý tưởng, tìm kiếm, liên hệ diễn giả, set up không gian,… đều do chính các bạn phối hợp thực hiện một cách chỉn chu. Học lý thuyết và được áp dụng ngay vào thực tế như thế chính là cách trang bị nền móng bài bản để các bạn tự tin đảm nhận những sự kiện, chương trình, chiến dịch truyền thông lớn.
Chẳng hạn, có thể kể đến sự kiện “Di Bản – Hương sắc ngàn năm” được tổ chức tại HIIU thu hút gần 300 sinh viên, người xem tham dự. Chương trình do chính các bạn sinh viên Quan hệ công chúng năm nhất, năm hai thực hiện nhằm tôn vinh giá trị truyền thống của áo dài Việt Nam.
Chia sẻ về ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện, bạn Hà Thụy Uyên Phương – sinh viên ngành Quan hệ công chúng HIU cho biết: “Chương trình là bước ngoặt lớn đối với sinh viên vì khi tham gia vào tổ chức sự kiện quy mô lớn như thế này, em không chỉ tích lũy cách tổ chức sự kiện chuyên nghiệp mà còn trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp,… chuẩn bị hành trang vững chãi, sớm chạm đến ước mơ nghề nghiệp”.
Ngành Quan hệ công chúng của liêng-cào tố (Mã ngành:7320108) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, T.Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán,Văn, T.Anh
Các phương thức xét tuyển vào HIU năm 2024:
Xét kết quả học bạ THPT
– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ: HK1 (lớp 11) + HK2 (lớp 11) + HK1 (lớp 12) từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn (trong tổ hợp dùng để xét tuyển) của năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 trở lên.
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo điểm chuẩn công bố của liêng-cào tố .
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM
Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.
Xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test)
Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) từ 800 điểm trở lên.
Xét tuyển thẳng
Phương thức xét tuyển thẳng đối với tất cả các ngành dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện theo yêu cầu của từng ngành.
Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại HIU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: //xettuyen.asprou.com/
Xem thêm thông tin chi tiết khoa Khoa học Xã hội HIU.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến liêng-cào tố qua các kênh sau nhé:
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ sở 2: 36/70 Nguyễn Gia Trí, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456
Hotline: 0964 239172
Website: //asprou.com/
Facebook: //www.facebook.com/asprou.com/
Email: [email protected] – [email protected]
Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông.