Cập nhật lần cuối vào 03/11/2021
Bạn quan tâm đến các vấn đề về hành vi, cảm xúc của con người và muốn tìm hiểu chuyên sâu về ngành tâm lý học. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn đầy đủ về ngành học, giúp bạn trả lời được câu hỏi Tâm lý học gì gì? Từ đó có cơ sở cho việc định hướng ngành nghề và quyết định “Có nên học ngành tâm lý học” hay không?
Ngành Tâm lý học là gì?
Tìm hiểu ngành nghề chính là bước đầu tiên quan trọng trong lộ trình định hướng nghề nghiệp của bạn. Do đó trước khi quyết định theo đuổi ngành tâm lý học hay không bạn nên chắc rằng mình đã thật sự hiểu “Tâm lý học là gì?”, học ngành này bạn sẽ được đào tạo những kiến thức gì?
Hiểu một cách đơn giản, Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tâm trí và hành vi, cụ thể ở đây là ý chí, cảm xúc, nhận thức và hành động của mỗi con người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
Trong đời sống xã hội hiện đại, con người phải đặt mình trong rất nhiều mối quan khác nhau, điều này vô tình làm nảy sinh nhiều vấn đề trong cuộc sống, ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và tác động tiêu cực lên hành vi của con người. Có thể nhận thấy rằng, xã hội càng phát triển, các vấn đề liên quan đến tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Tâm lý học do đó ngày càng đóng vai trò quan trong trong việc kết nối, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, khám phá bản thân, xoa dịu và chữa lành những thương tổn do các vấn đề tâm lý mang lại.
Ngành học về tâm lý vì vậy cũng trở nên thú vị và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn “có nên học ngành Tâm lý học?” thì hãy cùng đọc những thông tin thú vị về ngành Tâm lý dưới đây.
Có nên học ngành tâm lý học hay không?
Hiểu rõ bản thân, trị liệu cho chính mình
Thế giới nội tâm của con người chứa đựng rất nhiều hiện tượng tâm lý vô cùng phức tạp mà có đôi khi khiến chúng ta không hiểu “vì sao tôi buồn”. Khi bạn học Tâm lý học, giúp bạn nắm được những quy luật phức tạp bên trong con người, có khả năng nhận diện được những cung bậc cảm của chính mình như buồn bã, thất vọng, phẫn nộ, uất ức, mất mát, đau đớn… hiểu rõ phương pháp và cách thức để xoa lành và chữa lành những thương tôn về mặt tâm lý.
Giỏi giao tiếp, có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
Song song với việc hiểu mình, các kiến thức chuyên sâu về tính cách, tâm lý con người, sẽ giúp bạn có hiểu hơn về người khác. Người học tâm lý có lợi thế trong xây dựng các mối quan hệ tích cực, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt có khả năng xử lý tốt những khủng hoảng trong các mối quan hệ đa dạng cả trong cuộc sống lẫn công việc bao gồm: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí trong các mối quan hệ lãng mạn.
Điều này không những mang đến sự cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống mà kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa thành công trong mọi môi trường làm việc lẫn cuộc sống.
Phát triển đa dạng các loại kỹ năng nền tảng
Bên cạnh các kiến thức tâm lý, bạn sẽ học nhiều môn như phương pháp nghiên cứu khoa học, cách ra quyết định và giải quyết vấn đề, cách lên kế hoạch, phân tích và đánh giá số liệu thống kê. Các kỹ năng này không chỉ ứng dụng trong mỗi ngành Tâm lý học mà còn trong đa dạng nghề nghiệp khác.
Triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời.
Cùng với xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần con người, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Với đối tượng nghiên cứu là nhận thức, hành vi và cảm xúc của con người Tâm lý học dường như chạm đến mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Ngành Tâm lý học mang lại cho người học lựa chọn nghề nghiệp vô cùng phong phú. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:
- Tham vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ học đường tại các trường THCS và THPT.
- Nhà trị liệu ở các trung tâm, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện và các trường giáo dưỡng của Bộ Công an
- Chuyên viên tư vấn về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động tại các công ty, doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, tư vấn, chăm sóc khách hàng tại các tổ chức lao động và công ty
- Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các đề án chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
- Làm việc tại các quận, huyện, phường, xã liên quan đến công tác hội phụ nữ, thanh thiếu niên, nhi đồng, ban dân số kế hoạch hóa gia đình…
- Giảng dạy tại các trường trung cấp, Cao đẳng và Đại học
Từ những thông tin được cung cấp trên tin chắc rằng các bạn đã phần nào giải đáp được cho mình câu hỏi “Có nên học ngành Tâm lý học hay không?". Tuy nhiên, để có quyết định đúng đắn nhất cho tương lai, bạn phải tiếp tục tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về Tâm lý học xét tuyển những tổ hợp môn nào? Bao nhiêu điểm để trúng tuyển ngành này?… và tìm kiếm môi trường đại học uy tín, chất lượng để đăng ký theo học.
Một số địa chỉ đào tạo uy tín chất lượng, uy tín ngành Tâm lý học tại Việt Nam hiện nay như: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM và Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Trong đó, HIU là trường Đại học theo xu hướng quốc tế, nhà trường luôn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa.
Với chương trình học đa dạng, luôn cập nhật những kiến thức hiện đại nhất về tâm lý học theo định hướng ứng dụng, chú trọng đào tạo khả năng năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho sinh viên. Bên cạnh đội ngũ giảng viên tâm lý học đều là các chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực tâm lý, liêng-cào tố chính là môi trường đại học lý tưởng để bạn theo đuổi và thực hiện ước mơ trở thành chuyên gia tâm lý.
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông