Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com Sáng tạo - Hội nhập Quốc tế - Phát triển – Nhân văn Tue, 24 Sep 2024 07:29:08 +0000 vi hourly 1 //wordpress.org/?v=5.7.6 //asprou.com/wp-content/uploads/2020/02/cropped-Logo-HBU-Final-1-32x32.png Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com 32 32 Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/tin-tuc/to-chuc-le-ket-nap-dang-cho-chien-si-mua-he-xanh-nam-2024/ //asprou.com/tin-tuc/to-chuc-le-ket-nap-dang-cho-chien-si-mua-he-xanh-nam-2024/#respond Thu, 18 Jul 2024 03:28:00 +0000 //asprou.com/?p=82283 Tổ chức lễ kết nạp Đảng cho những chiến sĩ ưu tú trong chiến dịch tình nguyện là một trong […]

Bài viết Tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho chiến sĩ Mùa hè xanh năm 2024 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

]]>
Tổ chức lễ kết nạp Đảng cho những chiến sĩ ưu tú trong chiến dịch tình nguyện là một trong những sự kiện ý nghĩa được Đảng ủy liêng-cào tố và Ban Chỉ huy chiến dịch thực hiện nhằm kịp thời ghi nhận, khích lệ đoàn viên, thanh niên ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tiếp thêm tinh thần, niềm tin vào các giá trị mà tuổi trẻ cống hiến cho cộng đồng.

Sáng ngày 18/7/2024, Đảng ủy liêng-cào tố long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 quần chúng ưu tú trong chiến dịch Mùa hè xanh năm 2024 (quần chúng Nguyễn Ngọc Kim Ngân, sinh viên khoa Y và quần chúng Phan Quỳnh Uyên, sinh viên khoa Dược). Tham dự Lễ kết nạp có đồng chí Nguyễn Thị Là, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố; đồng chí Đặng Thùy Khánh Vân, Trưởng ban tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố; đồng chí Lê Thị Bé, Phó Bí thư Đảng ủy liêng-cào tố , cùng với sự hiện diện của các đồng chí đảng viên và các đồng chí chiến sĩ trong đội hình Mùa hè xanh của Nhà trường.

Các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố và Đảng ủy Trường chụp hình với đảng viên mới và các chiến sĩ mùa hè xanh

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Thị Bé thay mặt cho Đảng ủy Trường chúc mừng đến các đồng chí đảng viên mới, nhắn nhủ đến các đồng chí đảng viên mới trong mọi hoàn cảnh đều phải kiên định với lý tưởng cộng sản, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, và phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Nỗ lực học tập và tiên phong trong công tác Đoàn – Hội đã khẳng định sự trưởng thành của các đồng chí về trình độ lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng, xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người Cộng sản trẻ. Hôm nay các đồng chí với vai trò chiến sĩ mùa hè xanh, các đồng chí là người dẫn đầu trong công việc, cùng với tập thể chiến sĩ tình nguyện hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, công trình và phần việc trong chiến dịch.

Đồng chí Lê Thị Bé, Phó Bí thư Đảng ủy Trường phát biểu chúc mừng đảng viên mới

Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh năm 2024 của liêng-cào tố diễn ra từ ngày 18/7/2024 đến ngày 16/8/2024 tại mặt trận thành phố và mặt trận tỉnh (tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp) có 210 chiến sĩ với 8 đội hình gồm: Đội hình Gia sư tiếng Anh 30 chiến sĩ, đội hình Chiếc răng xinh 40 chiến sĩ, Đội hình Test nhanh viêm gan B 35 chiến sĩ, đội hình Ký sự xanh 25 chiến sĩ đội hình Văn phòng xanh 25 chiến sĩ, đội hình Phục hồi Di ảnh 25 chiến sĩ, đội hình thường trực tỉnh Đồng Tháp 20 chiến sĩ, đội hình thường trực tỉnh An Giang 20 chiến sĩ.

Trong nhiều năm qua, chiến dịch Mùa hè xanh là một trong các chiến dịch tình nguyện phát huy được vai trò xung kích, là môi trường thuận lợi để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, trưởng thành và thể hiện vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. Là những gương mặt sinh viên điển hình của tuổi trẻ trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, các đồng chí không chỉ nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập mà còn có những sáng kiến, giải pháp hay trong các hoạt động Trường.

Lễ kết nạp Đảng được tổ chức trong không khí sẵn sàng cho Chiến dịch Mùa hè xanh 2024 càng thêm ý nghĩa để đảng viên mới tiếp thêm năng lượng cho các chiến sĩ Mùa hè xanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình./.

Bài viết Tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho chiến sĩ Mùa hè xanh năm 2024 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

]]>
//asprou.com/tin-tuc/to-chuc-le-ket-nap-dang-cho-chien-si-mua-he-xanh-nam-2024/feed/ 0
Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/cac-dang-thuoc-chuyen-biet-su-dung-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-pq/ //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/cac-dang-thuoc-chuyen-biet-su-dung-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-pq/#respond Mon, 13 Mar 2023 05:27:24 +0000 //asprou.com/?p=65545 Đặt vấn đề: Theo định nghĩa,Hen PQ là tình trạng viêm mạn tính của phế quản dẫn đến gia tăng […]

Bài viết CÁC DẠNG THUỐC CHUYÊN BIỆT SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN (PQ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

]]>
Đặt vấn đề:

  • Theo định nghĩa,Hen PQ là tình trạng viêm mạn tính của phế quản dẫn đến gia tăng đáp ứng của phế quản nên một kích thích dù không đáng kể đối với PQ của người bình thường nhưng người bị hen sẽ  đáp ứng tối đa ngay tức khắc => co thắt co trơn PQ, tăng tiết dịch PQ => tắc nghẽn thông khí => xuất hiện cơn hen cấp.

  • Từ định nghĩa Hen PQ, nổi bật 3 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị hen PQ là:

. Thuốc kháng viêm corticosteroid

. Thuốc ức chế các chất trung gian gây viêm (anti-histamin, anti-leucotrien, anti-IgE,…)

. Thuốc giãn cơ trơn PQ

Trong đó thuốc kháng viêm corticosteroid chính là thuốc nền tảng trong việc kiểm soát bệnh vì ức chế sự diễn tiến nặng dần của phản ứng viêm đưa đến việc gây tổn thương cấu trúc đường dẫn khí như bong tróc biểu mô phế quản, phù nề niêm mạc PQ, bộc lộ các đầu tận cùng của dây thần kinh, tăng tiết nhày nhớt làm bít tắc đường thở, gia tăng tính mẫn cảm đường thở.

cho đến nay, nguyên nhân gây viêm trong hen phế quản vẫn chưa được biết một cách chính xác nên việc dùng thuốc phải được duy trì lâu dài.  

  • Thuốc kháng viêm CORTICOSTEROID được xếp là thuốc ưu tiên hàng đầu trong việc khống chế tình trạng viêm của đường thở do tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch cả về thể dịch lẫn tế bào, ức chế phản ứng kháng nguyên-kháng thể, ức chế sự sản xuất các chất trung gian gây viêm như prostaglandin, leucotrien, histamin, bradykinin, các cytokine.
  • Từ 9 nhóm tác dụng sinh lý của corticosteroid trên quá trinh chuyển hóa glucid, protid, lipid, chất điện giải, nước, công thức máu, hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch, tiêu hóa,…, khi sử dụng corticoid liều cao và lâu dài, corticosteroid gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân
  • Để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn trong toàn thân của corticosteroid, kỹ thuật bào chế cho phép đưa thuốc trực tiếp vào phổi và các dược phẩm dạng khí dung đã giúp giải quyết vấn đề hóc búa nêu trên.
  • Nguyên tắc hoạt động của các dạng thuốc đặc biệt này dựa trên kỹ thuật phân tán dung dịch hoặc rắn thành những hạt thật mịn để khi len lỏi vào các phế quản không kích thích các phản xạ tự vệ của đường thở như phản xạ ho hoặc co thắt phế quản.
  • Nếu toa thuốc của bác sĩ kê cho bệnh nhân là dạng uống thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc kê toa cho bệnh nhân một bình xịt định liều hoặc một bình hít bột khô vì khi kê toa cho bệnh nhân Hen PQ một bình thuốc pMDI hay một DPI , chuyên viên y tế cần thêm thời gian cho bệnh nhân, còn bệnh nhân để hướng dẫn và công sức để hướng dẫn và thuộc các bước kỹ thuật
  • Các dạng phổ biến là các bình xịt định liều (pMDI – pressurized Metered Dose Inhaler); và thuốc thông qua máy xông khí dung (nebulizer) có sự tăng cường lực đẩy để hỗ trợ cho bệnh nhân bị khó thở hít vào phổi được nhiều thuốc hơn.
  • Hiện nay các dạng dụng cụ này ngày càng được cải tiến thành nhiều chế phẩm thuận tiện mang đi, tăng tỉ lệ thuốc hít vào phổi được nhiều hơn như dạng Respimat dùng lực nén của lò xo ví như một nebulizer nhỏ gọn mà bệnh nhân thuận tiện khi mang theo bên mình.  
  • Ngoài ra, bình hít bột khô (DPI- Dry Powder Inhaler) cũng là một dạng thuốc được đưa trực tiếp vào phổi: đây là dạng thuốc rắn, nhưng đã được nghiền mịn đến mức không gây phản ứng tự vệ của đường thở.
  • Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả khi sử dụng dạng pMDI, trong các bước thực hiện kỹ thuật, cần chú ý nhiều nhất vào bước khi nhấn đáy bình xịt để phóng thích một liều thuốc thì bệnh nhân đồng thời phải hít sâu vào => bệnh nhân cần được chuyên viên y tế hướng dẫn thuần thục các bước này => hiệu quả điều trị được bảo đảm.
  • Hai đối tượng khó khăn khi tuân thủ bước kỹ thuật này là trẻ nhỏ và người cao tuổi => nếu không kết hợp được bước kỹ thuật “ tay bóp- miệng hít” thì dù dược chất thật sự tốt thì cũng không đạt được hiệu quả điều trị.
  • Trước đây, đối với trẻ nhỏ < 5 tuổi, thường gặp khó khi sử dụng pMDI sẽ chuyển đổi sang dạng uống thì ngày nay, pMDI cùng với buồng đệm (spacer) đã giúp các đối tượng như trẻ em có thể đạt được hiệu quả điều trị mà không phải chuyển đổi thành dạng uống đặc biệt là với việc phải duy trì điều trị bằng corticosteroid..
  • Bình hít bột khô (DPI) cũng có những ưu điểm như: đưa thuốc trực tiếp vào phổi với một liều lượng rất thấp so với dạng uống, không có chất bảo quản, không có tá dược,…nên hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân.
  • Tuy nhiên, dạng DPI cũng vướng phải vấn đề: bệnh nhân phải dùng lực hít của mình mới hút được thuốc từ bình thuốc vào phổi, liều thuốc quá nhỏ nên không biết thuốc đã vào phổi hay chưa,….

Kết luận:

  • Việc sử dụng các dạng chế phẩm đặc biệt đưa thuốc trực tiếp vào phổi là một sự tiến bộ vượt bực trong lĩnh vực điều trị bệnh Hen PQ với lượng thuốc đưa trực tiếp vào phổi đảm bảo đạt hiệu quả điều trị và tác dụng phụ thấp hơn nhiều lần so với đường toàn thân. (TD: viên uống Salbutamol 2mg/ lần ; hít 2 liều pMDI Salbutamol 100 mcg/ liều : 40 mcg => thấp hơn 50 lần)
  • Với tôn chỉ điều trị bên cạnh hiệu quả cần phải hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân, ngành công nghiệp Dược đã không ngừng sáng tạo các dạng thuốc trực tiếp vào phổi, chuyên viên y tế không quản ngại đầu tư thêm chút thời gian và công sức để tập cho bệnh nhân được thành thục trong kỹ thuật dùng các dạng khí dung, bệnh viện và khoa Hô Hấp tổ chức các câu lạc bộ bệnh nhân Hen PQ,… để giúp thực hiện thật tốt việc kiểm soát bệnh Hen PQ một cách hiệu quả và an toàn.
  • Sử dụng đúng và thuần thục kỹ thuật các dược phẩm dạng đưa thuốc trực tiếp vào phổi quyết định gần 50% hiệu quả của thuốc và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

BỘ MÔN DƯỢC LÍ – DƯỢC LÂM SÀNG – HIU

Bài viết CÁC DẠNG THUỐC CHUYÊN BIỆT SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN (PQ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

]]>
//asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/cac-dang-thuoc-chuyen-biet-su-dung-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-pq/feed/ 0
Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/ky-thuat-sac-ky-trong-phan-tich-dinh-luong-va-ung-dung/ //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/ky-thuat-sac-ky-trong-phan-tich-dinh-luong-va-ung-dung/#respond Sun, 26 Feb 2023 03:50:08 +0000 //asprou.com/?p=65166 Kỹ thuật sắc ký Kỹ thuật sắc ký là một quy trình cho phép tách riêng các chất tan trong […]

Bài viết KỸ THUẬT SẮC KÝ TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

]]>
  • Kỹ thuật sắc ký
  • Kỹ thuật sắc ký là một quy trình cho phép tách riêng các chất tan trong hợp chất nhờ việc cho pha động chuyển động liên tục và trong pha này các chất riêng biệt thể hiện mức độ linh động khác nhau do có sự khác biệt về mức độ phân bố, hấp phụ, điện tích, … Các chất riêng biệt sau khi tách ra có thể được xác định bằng các phương pháp phân tích khác. Ưu điểm của phương pháp sắc ký là đơn giản và tách được các chất trong hỗn hợp nên được ứng dụng trong công tác nghiên cứu, phân tích và kiểm nghiệm thuốc.

    2. Sắc ký cột

    Sắc ký cột cổ điển được dùng để tách đơn chất ra khỏi hỗn hợp. Ngày nay đã có các phương pháp sắc ký cột cải tiến như sắc ký trên cột bằng chất dẻo, sắc ký cột nhanh tạo áp suất từ trên xuống, sắc ký cột chân không tạo áp suất phía dưới, sắc ký cột rây phân tử và sắc ký cột phân bố. Các phương pháp cải tiến giúp cho quá trình khai triển diễn ra nhanh hơn, việc lấy mẫu thuận tiện, nạp được nhiều mẫu hơn, loại được muối hoặc đường ra khỏi hỗn hợp, tinh chế sản phẩm, phân lập cấu trúc dựa vào kích thước. Nhìn chung trong việc kiểm nghiệm thuốc, phương pháp này đa phần sử dụng sắc ký cột cổ điển đồng thời ghép với các phương pháp khác để phát hiện cấu trúc của chất sau khi được tách.

    Điều chế polyme in dấu phân tử lõi-vỏ cho lincomycin A và ứng dụng của nó trong cột sắc ký 2.

    Lincomycin là một loại kháng sinh có hiệu quả chống lại các sinh vật Gram dương. Trong quá trình sản xuất lincomycin, sản phẩm thu được có lincomycin A, B, C, D. Lincomycin A là sản phẩm chính, các sản phẩm còn lại là tạp chất. Lincomycin C rất ít và có cùng tác dụng dược lý với lincomycin A. Lincomycin B là thành phần tạp chất chính có hoạt tính thấp hơn và gây độc cao hơn lincomycin A. Vì vậy, hàm lượng của nó trong sản phẩm phải nằm trong giới hạn quy định. Để cải thiện quy trình sản xuất cần phải giảm hàm lượng lincomycin B trong nguyên liệu . Việc loại bỏ các chất tương tự B, C, D gặp nhiều khó khăn do chi phí cao, hiệu suất thấp và phải sử dụng đến các dung môi hữu cơ. Do đó tiến hành nhốt lincomycin A vào polyme nhằm dễ dàng tách riêng ra khỏi các chất tương tự. Sắc ký cột được dùng để đánh giá khả năng nhốt lincomycin A dựa vào sự thay đổi tốc độ dòng chảy. Đồng thời sử dụng sắc ký cột để tách riêng phức hợp polymer đã nhốt lincomycin A ra khỏi hỗn hợp.

    3. Sắc ký lớp mỏng (TLC)

    Sắc ký lớp mỏng là một phương pháp đơn giản, áp dụng để thử độ tinh khiết, giới hạn tạp chất, phát hiện tạp, định tính, bán định lượng và định lượng. Ứng dụng rộng rãi, có thể dùng để kiểm tra hiệu quả của quá trình chiết, tách, tinh chế. Sắc ký lớp mỏng có thể dùng để tìm các điều kiện tối ưu cho sắc ký lỏng trên cột do thiết bị đơn giản, lượng dung môi sử dụng ít, thời gian khai triển ngắn và sử dụng lượng mẫu rất ít. Nhược điểm của phương pháp là độ lặp lại thấp do hệ số R(hệ số di chuyển) bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình sắc ký, pic bị dãn rông ra do tốc độ dòng dung môi pha động thấp. Để khắc phục vấn đề trên nhờ kỹ thuật sắc ký cao áp trên mặt phẳng – OPLC và sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.

    OPLC là phương pháp sử dụng áp suất để định hướng dòng chảy pha động dẫn đến tiết kiệm thời gian sắc ký, chất phân tích vẫn được đưa lên bản mỏng như TLC. OPLC thường được sử dụng chủ yếu trong sắc ký chế hóa. Khi so sánh giữa phương pháp TLC và OPLC để phát hiện một số thành phần đặc trưng của các loại tinh dầu, phương pháp OPLC cho thấy khả năng phát hiện tốt hơn đồng thời tốn ít dung môi và có độ lặp lại cao hơn 4.

    Ví dụ về khả năng phát hiện tạp chất phân hủy trong viên nén methylprednisolon 3.

    Bàn mỏng: Silica gel GF254.

    Dung môi khai triển: Dicloromethan – ether – methamol- nước (77 : 15 : 8 : l ,2).

    Dung môi hòa mẫu: Cloroform – methanol (9 : 1).

    Dung dịch thử: Lắc một lượng bột viên tương ứng với 20 mg methylprednisoỉon với 2 ml dung môi hòa mẫu trong 15 phút. Ly tâm và lấy dịch trong.

    Dung dịch đối chiểu (ỉ): Pha loãng một thể tích dung dịch thử thành 50 thể tích bằng dung môi hòa mẫu.

    Dung dịch dối chiếu (2): Pha loãng 1 thể tích dung dịch đối chiếu (1) thành 4 thể tích bằng dung môi hòa mẫu.

    Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 1 mg hydrocortison trong hỗn họp gồm 0,1 ml dung dịch thử và 0,9 ml methanol .

    Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra và để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sảng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử cũng không được đậm hơn vết thu được trên sắc ký đồ cùa dung dịch đối chiếu (1) (2 %) vả không có quá một vết như vậy đậm hơn vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sẳc ký đồ của dung dịch đổi chiểu (3) có 2 vết chính gần nhau nhưng tách rời nhau.

    4. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)

    HPTLC là phương pháp cải tiến của TLC và OPLC nhằm khắc phục các nhược điểm của các phương pháp trước. Nhưng phương pháp OPLC vẫn phổ biến hơn HPTLC do tiết kiệm được thời gian phân tích, chọ được tốc độ pha động để tối ưu việc tách.

    Tối ưu hóa và thẩm định quy trình để xác định doxycycline hyclate trong công thức viên nang và viên nén bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) 5.

    Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Dung dịch tiêu chuẩn của doxycycline được chuẩn bị bằng cách hòa tan một lượng chất chuẩn tương đương với 15 mg doxycycline hyclate trong 50 mL methanol và sau đó bổ sung hỗn hợp acetonitril-metanol (30:70 thể tích/thể tích) tới vạch 100 mL.

    Chuẩn bị dung dịch mẫu: Cân 20 viên chế phẩm viên nang hoặc viên nén doxycycline hyclate tính khối lượng trung bình và nghiền trộn đều. Cân một lượng tương đương với 15 mg doxycycline được chuyển vào bình định mức 100 mL và thêm 50 ml methanol lắc đều và sau đó đặt trong bể siêu âm trong 10 phút. Dịch chiết đã lọc được chuyển vào bình định mức 100 mL và pha loãng đến vạch bằng acetonitril-metanol (30:70 70 thể tích/thể tích).

    Điều kiện thiết bị và sắc ký: Thiết bị Camag HPTLC bao gồm dụng cụ lấy mẫu Linomat V (Camag, Muttenz, Thụy Sĩ), ống tiêm 100 μL (Hamilton-Bonaduz Schweiz, Camag, Thụy Sĩ), TLC Scanner III (Camag, Muttenz, Swtzerland), phần mềm winCATS phiên bản 1.4.0 (Camag , Muttenz, Thụy Sĩ) đã được sử dụng trong nghiên cứu. Sắc ký được thực hiện trên Merck silica gel 60 F 254các tấm TLC tráng trước (20 cm × 20 cm với độ dày 200 μm; số lô: HX389048 và HX398477), giấy bão hòa (Camag, Muttenz, Thụy Sĩ) được sử dụng cho các buồng phát triển bão hòa. Các mẫu được áp dụng thành các dải dưới dòng nitơ bằng cách sử dụng ống tiêm μL. Quá trình phát triển tăng dần đến khoảng cách 7 cm được thực hiện trong buồng phát triển TLC 20 × 20 cm 2 máng đôi bão hòa trước 30 phút (Camag). Các bản mỏng đã chấm mẫu được làm khô bằng máy sấy tóc. Quét mật độ và đánh giá định lượng được thực hiện lần lượt bằng máy quét TLC và phần mềm winCATS phiên bản 1.4.0. Phương pháp sắc ký lỏng để định lượng doxycycline được thực hiện bằng cách sử dụng HPLC (Shimadzu, LC-2030 C 3D, Nhật Bản).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Zi W, Xuejun C. Preparation of core–shell molecular imprinting polymer for lincomycin A and its application in chromatographic column. Process Biochemistry. 2015; 50(7) 1136-1145. DOI10.1016/j.procbio.2015.04.013.
    2. Bộ Y tế. Chuyên luận viên nén methyl prednisolon. Dược điển Việt Nam V tập 1. Tái bản lần thứ 5. Bộ Y tế; 2017: 635-636.
    3. Serni, E. Pistelli, L.  Bertoli, A. Comparison between thin-layer chromatography and overpressured layer chromatography fingerprints of commercial essential oils and accelerated solvent extraction plant extracts. Akademiai Kiado ZRt. 2021;  34(2), 113-120.
    4. Lensi, K. Thomas, L. Ariaya, H. Ayenew, A. High performance thin layer chromatography (HPTLC) method development and validation for determination of doxycycline hyclate in capsule and tablet formulations. Acta Chromatographica. 2022; 34(3), 287–295. Online ISSN: 2083-5736.

    BM. HÓA PHÂN TÍCH – KIỂM NGHIỆM

    Bài viết KỸ THUẬT SẮC KÝ TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/ky-thuat-sac-ky-trong-phan-tich-dinh-luong-va-ung-dung/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/che-do-an-cau-vong-va-nhung-loi-ich-mang-lai-cho-suc-khoe/ //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/che-do-an-cau-vong-va-nhung-loi-ich-mang-lai-cho-suc-khoe/#respond Fri, 24 Feb 2023 03:39:37 +0000 //asprou.com/?p=65134 Nếu bạn là người muốn tìm hiểu và áp dụng các chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thì […]

    Bài viết CHẾ ĐỘ ĂN CẦU VỒNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI CHO SỨC KHỎE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    Nếu bạn là người muốn tìm hiểu và áp dụng các chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thì nên quan tâm chế độ ăn cầu vồng. Vậy chế độ ăn cầu vồng là gì? và những lợi ích mang đến cho sức khỏe thế nào?

    Chế độ ăn cầu vồng

    Chế độ ăn cầu vồng (Rainbow diet) là phương pháp ăn uống kết hợp của các loại trái cây, rau củ quả với nhiều màu sắc khác nhau bao gồm: đỏ, vàng, cam, trắng, nâu, xanh lá cây, xanh dương và tím vào thực đơn hằng ngày.

    Hầu hết rau củ quả đều có màu xanh lá cây, bên cạnh đó còn có những nhóm màu sắc khác như đỏ, cam, tím, trắng,… Ngoài việc tô điểm cho món ăn thêm hấp dẫn, mỗi màu sắc còn đại diện cho loại hóa chất thực vật và chất dinh dưỡng khác nhau; hàm lượng vitamin, khoáng chất và lợi ích nhất định.                               

    Các loại màu sắc và những thành phần dinh dưỡng bên trong trái cây và rau củ:

    Màu đỏ

    Trái cây và rau củ màu đỏ có chứa được tạo màu bởi một sắc tố thực vật tự nhiên gọi là lycopene (thuộc nhóm vitamin A). Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp cơ thể giảm nguy cơ ung thư và giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trái cây và rau quả có màu đỏ trong chế độ ăn cầu vồng cũng rất hữu ích trong việc chống viêm, chống quá trình oxy hóa, giúp điều chỉnh mức huyết áp, có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm sự phát triển của khối u, giảm mức cholesterol xấu và ngăn ngừa nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ngoài ra nhóm thực phẩm trong nhóm này cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết khác như kali, folate,…

    Trái cây và rau củ nhóm này như: cà chua, ớt đỏ, hành tây đỏ, củ cải, đậu đỏ, củ cải đường, dâu tây, quả mâm xôi, dưa hấu, táo đỏ, anh đào, lựu…

    Màu xanh dương và tím

    Nhóm rau củ quả sắc tố thực vật chứa anthocyanin thường có màu xanh dương và tím, là hợp chất mang lại màu sắc đặc biệt cho trái cây. Anthocyanin không chỉ tạo ra màu sắc nổi bật cho thực phẩm mà còn có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, giảm nguy cơ ung thư, đột quỵ, tim mạch và giữ cho làn da tươi trẻ cũng như làm chậm quá trình lão hoá của não bộ.

    Bên cạnh đó các loại thực phẩm trong nhóm này cũng cung cấp một số các vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm: chất xơ, mangan, kali, vitamin B6, vitamin C, vitamin K,…

    Ăn nhiều rau củ quả có chứa anthocyanin giúp ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, giúp hạ huyết áp và bảo vệ hệ thần kinh.

    Trái cây và rau củ nhóm này như: cà tím, bắp cải tím, củ cải đường, củ cải, cà rốt tím, ô liu đen, quả mọng (quả việt quất và dâu đen), chanh dây, nho tím, mận tím, …

    Màu cam và vàng

    Các loại rau củ quả có màu vàng cam thường chứa các chất beta-carorene và alpha-carorene để chuyển hóa thành vitamin A. Những chất này có tác dụng giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào, trẻ hóa làn da. Chúng cũng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giảm cholesterol trong máu.

    Ngoài ra nhóm thực phẩm trong nhóm này cũng cung cấp  vitamin C, và khoáng chất cần thiết khác như sắt, kali, chất xơ…

    Trái cây có múi chứa hesperidin làm tăng lưu lượng máu và có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

    Thực phẩm màu cam và màu vàng tốt cho sức khỏe bao gồm thực phẩm giàu vitamin A: khoai lang, cà rốt, ngô, bí vàng, ớt vàng, cam, trái cây họ cam quýt (chanh, cam, bưởi ) dứa, khế, đu đủ, đào,  mơ…

    Màu xanh lá

    Các loại rau màu xanh lá chứa chất chlorophyll và carotenoid. Các loại cải (bông cải xanh, bắp cải) chứa indoles, isothiocyanates, glucosinolates. Các loại rau củ quả màu xanh chứa nhiều vitamin C như kiwi, chanh, ớt chuông xanh…

    Ngoài ra, các loại trái cây và rau củ có màu xanh lá rau lá xanh đậm cũng như thực phẩm màu xanh lá cũng giàu vitamin B6, vitamin K, potassium, folate, calci, chất xơ, sắt, magie, kali, mangan…

    Các hợp chất này đều có đặc tính chống ung thư, giải độc, duy trì kiểm soát cân nặng và bảo vệ làn da của bạn, rất cần thiết cho sức khỏe của máu và xương. Các loại rau lá xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và folate là một chất dinh dưỡng đặc biệt tốt đối với phụ nữ mang thai.    

    Màu trắng và nâu

    Trái cây và rau củ màu trắng chứa một loạt các chất hợp chất thực vật anthoxanthins (flavonols, flavones), allicin. Các thành phần beta-glucans, lignans EGCG trong rau củ quả màu trắng, nâu còn có tác dụng tăng cường hoạt động hệ miễn dịch. Nhờ đó, khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, cơ thể bạn sẽ được bảo vệ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

    Ngoài ra, các loại trái cây và rau củ này có chứa các vitamin và khoáng chất như: Vitamin B6, sắt., magie, mangan, kali, chất xơ….

    Những loại thực phẩm màu trắng và nâu chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thực vật có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh khác nhau khi sử dụng

    Nhóm thực phẩm màu trắng như:  cải trắng,  cải, , nấm…giúpchống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, kháng viêm, giải độc gan…

    Nhóm thực phẩm có màu nâu như:  lứt,  mì, …dạng nguyên hạt giàu chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm táo bón.

    Lợi ích của chế độ ăn cầu vồng

    Mỗi loại trái cây và rau củ chứa nhiều hợp chất thực vật khác nhau, có chức năng khác nhau trong cơ thể, và nhiều loại khác nhau có thể bổ sung lợi ích cho nhau. Các nghiên cứu cho biết khi sử dụng hợp chất thực vật ở dạng bổ sung có thể không hiệu quả như ăn toàn bộ thực phẩm thực vật tự nhiên vì hợp chất thực vật trong các chất bổ sung khó hấp thu như từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Do đó tốt nhất là chúng ta nên nhận các dưỡng chất thực vật từ thực phẩm nguyên chất ở dạng tươi sống.

    Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích và gần như không có nhược điểm khi ăn rau củ quả nhiều màu. Việc bổ sung các loại rau củ quả đa dạng màu sắc trong chế độ ăn uống không chỉ mang tính thẩm mỹ, ngon miệng, còn làm tăng giá trị dinh dưỡng tự nhiên quan trọng cho cơ thể. Khi đó, sức khỏe của chúng ta cũng được hỗ trợ về nhiều mặt.

    Thực hiện chế độ ăn cầu vồng

    Để ăn đủ màu, chúng ta không nhất thiết phải ăn trái cây hoặc rau củ có đủ màu sắc mỗi ngày. Hãy kết hợp hai đến ba màu sắc khác nhau trong mỗi bữa ăn, ít nhất một đến hai trong mỗi bữa ăn nhẹ và đưa chúng vào chế độ ăn uống của bạn một vài lần mỗi tuần.
    BỘ MÔN BÀO CHẾ – HOÁ LÝ

    Nguồn tham khảo:

    1.  //suckhoedoisong.vn › Dinh dưỡng
    2.  //kienthuckhoahoc.org/suc-khoe-y-hoc. 
    3. //www.roswellpark.org/cancertalk//health-benefits-phytochemicals-eat-rainbow
    4.  //youmed.vn › Dinh Dưỡng

    Bài viết CHẾ ĐỘ ĂN CẦU VỒNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI CHO SỨC KHỎE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/che-do-an-cau-vong-va-nhung-loi-ich-mang-lai-cho-suc-khoe/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-huong-tac-dung-chong-oxy-hoa-cua-la-cay-voi-cleistocalyx-operculatus-roxb/ //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-huong-tac-dung-chong-oxy-hoa-cua-la-cay-voi-cleistocalyx-operculatus-roxb/#respond Tue, 14 Feb 2023 00:59:07 +0000 //asprou.com/?p=64909 Vối là một dược liệu (bao gồm lá và nụ Vối) được dùng khá phổ biến trong dân gian để […]

    Bài viết <strong>Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá<br> cây Vối (<em>Cleistocalyx operculatus </em>Roxb.)</strong> đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    Vối là một dược liệu (bao gồm lá và nụ Vối) được dùng khá phổ biến trong dân gian để làm trà uống thanh nhiệt, giải độc, trợ tiêu hóa, chữa kiết lỵ. Dùng ngoài để rửa mụn nhọt, vết loét. Các nghiên cứu cho thấy cây có thành phần chính là tinh dầu, flavonoid và tannin [1]. Trên thế giới, về tác dụng nụ Vối được nghiên cứu về hoạt tính chống oxi hóa, chống viêm nhiễm, kháng vi sinh vật; về hóa học được nghiên cứu về thành phần tinh dầu, flavonoid, terpenoid trong khi đó các công bố về lá Vối hãy còn khá ít [2]. Ở nước ta hiện cũng rất hiếm công trình nghiên cứu có hệ thống về lá của cây này. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb.)” để bổ sung các dữ liệu về hóa học và sinh học của cây này, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

    Nguyên liệu

    Nguyên liệu là lá của cây Vối thu hái tại Củ Chi, TP. HCM. Mẫu dược liệu đã được TS. Võ Văn Chi, nguyên giảng viên Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, xác định tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Mẫu nghiên cứu hiện đang được lưu giữ tại Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp chiết xuất và phân lập

    10 kg lá Vối được chiết ngấm kiệt với ethanol 70%, thu được 7 L dịch chiết, cô quay áp suất giảm thu được 1,05 kg cao đậm đặc. Cao được đem pha loãng với nước, chiết phân bố lỏng-lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần là n-hexan, dicloromethan, ethyl acetat thu được cao n-hexan (107,6g); cao cloroform (118,9g); cao ethyl acetat (169,1g).

    Khảo sát tác dụng chống oxy hóa của 4 loại cao chiết: cao n-hexan, cao cloroform, cao ethyl acetat và cao nước. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa giảm dần theo thứ tự là cao ethyl acetat (82,05%) > cloroform (25,38%) > cao nước (24,83%) > cao n-hexan (14,63%). Trong số này, cao ethyl acetat là cao có tác dụng mạnh và được chọn để khảo sát tiếp thành phần hóa học.

    Từ 70 g cao EtOAc, bằng sắc ký cột với hệ dung môi cloroform – ethyl acetat với tỷ lệ ethyl acetat tăng dần: 100à(95:5)à(90:10)à(80:20)àethyl acetat (100%) … thu được 9 phân đoạn:

    Từ phân đoạn E8 thu được chất 1, đặt tên là CO1 (81,61 mg), là một chất ở dạng bột vô định hình màu vàng đậm. Từ phân đoạn E5 thu được chất 2, đặt tên là CO3A (52 mg), là chất ở dạng bột vô định hình màu vàng nhạt. Từ phân đoạn E3 thu được chất 3, đặt tên là CO4 (56 mg), là chất ở dạng bột màu vàng tươi.

    Cấu trúc các chất phân lập được xác định bằng phổ MS và NMR (đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam)

    Khảo sát tác dụng chống oxy hóa

    Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế dập tắt gốc tự do sẽ làm giảm màu của DPPH, xác định khả năng này bằng cách đo quang ở bước sóng 517 nm.

    Chuẩn bị                             

    Dung dịch DPPH: pha dung dịch DPPH 0,5 mM trong methanol pha xong dùng ngay, đựng trong lọ thủy tinh màu.

    Pha dung dịch đối chiếu acid ascorbic nồng độ: 2, 3, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 18 μg/ml trong MeOH để xác định IC50 và so sánh kết quả với mẫu thử.

    Khảo sát hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH của 5 mẫu cao: toàn phần (TP), n-hexan (H), cloroform (C), ethyl acetat (EA), nước (N). Các mẫu cao được pha ở cùng nồng độ 18 µg/ml trong methanol. Nếu mẫu khó tan, trợ tan bằng DMSO với tỷ lệ xác định.

    Khảo sát động học: xác định thời gian phản ứng giữa dung dịch thử và dung dịch DPPH đến khi xảy ra hoàn toàn, độ hấp thu ổn định.

    Mẫu đo: thực hiện phản ứng trong lọ màu nâu.

    Các phản ứng phải thực hiện ở chỗ tối, sau 30 phút đến khi ổn định thì đo quang ở bước sóng 517 nm.

    Bảng 1. Cách pha mẫu đo của phương pháp DPPH.

    ỐngDung dịch thử               (ml)       Dung môi MeOH (ml)Dung dịch DPPH (ml)
    Trắng040
    Chứng03,50,5
    Thử12,50,5

    Tính toán kết quả: Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) của dung dịch thử được tính theo công thức: HTCO (%) = [(Abschứng – Absthử)/ (Abschứng – Abstrắng)] x 100

                            Abs: độ hấp thu đo được ở 517 nm.

    Xác định IC50

    IC50 là nồng độ mà tại đó chất thử loại bỏ được 50% gốc tự do DPPH.

    Cách tính giá trị IC50: pha một giai mẫu có ít nhất 5 nồng độ, trong đó phải bao hàm nồng độ cho HTCO 50%, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của HTCO (%) theo nồng độ chất khảo sát bằng phầm mềm excel. Từ đồ thị, nội suy ra giá trị nồng độ có HTCO 50% tức là IC50 từ phương trình hồi quy tuyến tính có dạng y = ax + b thế y = 50 vào để suy ra IC50.

    Kết quả thử tác dụng chống oxy hóa của các mẫu theo phương pháp DPPH

    Tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro của các chất tinh khiết phân lập được: cao EtOAc, Chất 1, Chất 2, Chất 3. So sánh IC50 của các mẫu thử với với chất đối chiếu (acid ascorbic).

    Kết quả và bàn luận

    Xác định cấu trúc các chất phân lập

    Chất 1 (CO1):

    Phổ MS: phổ MS của CO1 cho mảnh m/z [M-H] 301, cho biết CO1 có M = 302 ứng với công thức phân tử C15H10O7 (Ω = 11).

    Phổ UV của CO1 đo trong MeOH cho λmax ở 255,4 và 371,9 nm. Đây chính là dạng phổ UV điển hình của phân nhóm flavon/ flavonol.

    Phổ 13C-NMR của CO1 có 15 tín hiệu Carbon, có δCmax 175,8 < 180 ppm nên định hướng đây là một flavonol aglycon đơn giản. Nhận thấy có tất cả 8 C-IV trong vùng trường thấp
    135 – 175 ppm; loại trừ vị trí C2, C4, C9; suy ra, CO1 có 5 nhóm thế oxy cụ thể là 5 nhóm -OH. Trong đó có một nhóm tại vị trí C3.

    Phổ 13C có tín hiệu δC 93,3 ppm δC 98,1 ppm lần lượt là tín hiệu của C8 và C6. Do đó, C8 và C6 chưa bị thế. Phổ 1H cho 1 tín hiệu của -OH phenol có độ dịch chuyển là 12,95 ppm đặc trưng cho 5-OH. Ngoài ra, quan sát thấy có 2 tín hiệu H là δH 6,40 d (2 Hz) và 6,18 d (2 Hz) kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC, xác định có 2 nhóm -OH tại vị trí C5 và C7 của vòng A. Phổ 1H còn cho thấy bộ tín hiệu δH 7,67 d (2 Hz); 7,53 dd (8,2 Hz); 6,88 d (8 Hz); kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC; xác định 2 nhóm –OH còn lại tại vị trí C3’ và C4’.

    Vậy, sơ bộ kết luận CO1 là một flavonol gồm 15C, có 5 nhóm OH ở 5 vị trí C3, C5, C7, C3’ và C4’. Từ kết quả này và kết quả MS, định hướng đây là quercetin. Các dữ liệu của CO1 đều rất phù hợp với quercetin trong tài liệu tham khảo [3, 4]. Như vậy, có thể khẳng định CO1 chính là quercetin (Bảng 2).

    Chất 2 (CO3A)

    Phổ MS: phổ MScủa CO3A cho mảnh m/z [M-H]315, cho biết CO3A có M = 316 ứng với công thức phân tử C16H12O7 (Ω = 11)

    Phổ UV của CO3A đo trong MeOH cho λmax ở 254,2 và 370,7 nm. Đây chính là dạng phổ UV điển hình của phân nhóm flavon/ flavonol.

    Phổ NMR của CO3A có 16 tín hiệu carbon, có δCmax 175,8 < 180 ppm nên định hướng đây là một flavonol aglycon có 1 nhóm thế. Nhận thấy có tất cả 8 C-IV trong vùng trường thấp
    135–175 ppm; loại trừ vị trí C2, C4, C9; suy ra, CO3A có 5 nhóm thế oxy. Trong đó có 1 nhóm tại vị trí C3.

    Phổ 13C có tín hiệu δC 93,5 ppm δC 98,1 ppm lần lượt là tín hiệu của C8 và C6. Do đó, C8 và C6 chưa bị thế. Phổ 1H cho 1 tín hiệu của -OH phenol có độ dịch chuyển là 12,45 ppm đặc trưng cho 5-OH. Ngoài ra, quan sát thấy có 2 tín hiệu H là
    δH 6,47 d (2 Hz),1H và 6,19 d (2 Hz),1H kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC, xác định có 2 nhóm -OR tại vị trí C5 và C7 của vòng A. Phổ 1H còn cho thấy bộ tín hiệu δH 7,75 d (2 Hz),1H; 7,68 dd (8,5;2,0 Hz),1H; 6,94 d (8,5 Hz),1H; kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC; xác định 2 nhóm –OR còn lại tại vị trí C3’ và C4’.

    Trên phổ 13C có tín hiệu δC 55,7 ppm và phổ 1H cho tín hiệu δH 3,84s, 3H, đây là tín hiệu của nhóm methoxy –OCH3; kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC, xác định nhóm –CH3 gắn vào vị trí C3’.

    Vậy, sơ bộ kết luận CO3A là một flavonol gồm 16C, có 4 nhóm OH ở 5 vị trí C3, C5, C7, và C4’ và 1 nhóm –OCH3 ở vị trí C3’. Từ kết quả này và kết quả MS, định hướng đây là isoharmnetin. Các dữ liệu của CO3A đều rất phù hợp với isoharmnetin trong tài liệu tham khảo [3, 5]. Như vậy, có thể khẳng định CO3A là isoharmnetin (Bảng 2).

    Chất 3 (CO4)

    Phổ MS: phổ MScủa CO4 cho mảnh m/z [M-H]285, cho biết CO4 có M = 286 ứng với công thức phân tử C15H10O6 (Ω = 11).

    Phổ UV của CO4 đo trong MeOH cho λmaxở 264,9 và 367,1 nm. Đây chính là dạng phổ UV điển hình của phân nhóm flavon/ flavonol.

    Phổ NMR của CO4 có 15 tín hiệu Carbon, có δCmax 175,8 < 180 ppm nên định hướng đây là một flavonol aglycon đơn giản. Nhận thấy có tất cả 7 C-IV trong vùng trường thấp
    135–175 ppm; loại trừ vị trí C2, C4, C9; suy ra, CO4 có 4 nhóm thế oxy cụ thể là 4 nhóm
    -OH. Trong đó có 1 nhóm tại vị trí C3. Ngoài ra tại vùng δC 100-135 ppm, có 2 tín hiệu C đối xứng, khoảng cách giữa 2 tín hiệu đối xứng này là 14,06 ppm, nên có thể kết luận có 1 nhóm –OH tại vị trí C4’. Phổ 13C có tín hiệu δC 93,4 ppm δC 98,1 ppm lần lượt là tín hiệu của C8 và C6. Do đó, C8 và C6 chưa bị thế. Phổ 1H cho 1 tín hiệu của -OH phenol có độ dịch chuyển là 12,47 ppm đặc trưng cho 5-OH. Ngoài ra, quan sát thấy có 2 tín hiệu H là
    δH 6,43 d (2 Hz),1H và 6,19 d (2 Hz),1H kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC, xác định có 2 nhóm –OH tại vị trí C5 và C7 của vòng A. Phổ 1H còn cho thấy bộ tín hiệu δH 8,04 d (9 Hz),2H; 6,92 d (9 Hz),2H; kết hợp với phân tích dữ liệu HMBC; xác định có 2 C đối xứng ở vị trí lần lượt là C2’, C6’ và C3’, C5’.

    Vậy, sơ bộ kết luận CO4 là một flavonol gồm 15C, có 4 nhóm OH ở 4 vị trí C3, C5, C7, và C4’. Từ kết quả này và kết quả MS, định hướng đây là kaempferol và tiến hành so phổ. Các dữ liệu của CO4 đều rất phù hợp với kaempferol trong tài liệu tham khảo [3, 4]. Như vậy, có thể khẳng định CO4 là kaempferol (Bảng 2).
    Bảng 2.
    Dữ liệu phổ NMR của CO1, CO3A và CO4 (đo trong DMSO-d6)

    Hình 1. Cấu trúc các flavonoid phân lập từ lá cây Vối

    Khảo sát tác dụng chống oxy hóa các chất phân lập

    Các chất tinh khiết phân lập từ cao ethyl acetat có HTCO giảm dần theo thứ tự quercetin (IC50= 2,13 µg/ml) > isoharmnetin (IC50= 3,22 µg/ml) và kaempferol (IC50= 3,29 µg/ml). Trong đó quercetin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn cao EA (IC50= 2,58 µg/ml) và mạnh hơn so với chất đối chiếu acid ascorbic (IC50= 2,28 µg/ml). Hai chất còn lại isoharmnetin và kaempferol đều có hoạt tính chống oxy hóa kém hơn cao ethyl acetat và acid ascorbic.

    Kết luận

    Từ phân đoạn cao ethyl acetat từ lá của cây Vối Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry thu mua tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh đã phân lập và xác định được 3 flavonoid là quercetin, isoharmnetin và kaempferol.

    Nghiên cứu này cho thấy quercetin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất với IC50= 2,13 µg/ml mạnh hơn so với chất đối chiếu acid ascorbic (IC50= 2,28 µg/ml). Hai chất còn lại isoharmnetin (IC50= 3,22 µg/ml) và kaempferol (IC50= 3,29 µg/ml) đều có hoạt tính chống oxy hóa và kém hơn so với chất đối chiếu acid ascorbic.

    Tài liệu tham khảo

    1. Cleitocalyx operculatus”, Acta Botanica, 32 (6), pp. 469 – 472.
    2. Min B.-S., Thu C.V., Dat N. T., Dang N. H., Jang H.-S., Hung T.M. (2008), “Antinoxidative flavonoids from Cleitocalyx operculatus buds”, Chemical pharmaceutical Bulletin 56(12), pp. 1725 – 1728.
    3. Rune Slimestad (2007), “Reviews on Onions: A Source of Unique Dietary Flavonoids”, Journal of Agricutural and Food Chemistry”, pp. 10067 – 10080.
    4. Young Hae Choi, Hye Kyong Kim, Huub J.M. Linthorst, Johan G. Hollander, Alfons W. M. Lefeber, Cornelis Erkelens, Jean-Marc Nuzillard, Robert Verpoorte (2006), “NMR Metabolomics to Revisit the Tobaco Mosaic Virus Infection in Nicotaina tabacum Leaves”,The American Chemical Society and American Society of Pharmacognosy, pp. 742 – 748.

    Nhóm NCKH

    BM Dược liệu – Thực vật

    Bài viết <strong>Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá<br> cây Vối (<em>Cleistocalyx operculatus </em>Roxb.)</strong> đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-huong-tac-dung-chong-oxy-hoa-cua-la-cay-voi-cleistocalyx-operculatus-roxb/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/airsupra-thuoc-moi-dieu-tri-hen-suyen/ //asprou.com/khoa-duoc/airsupra-thuoc-moi-dieu-tri-hen-suyen/#respond Mon, 06 Feb 2023 13:38:36 +0000 //asprou.com/?p=64850 1. Giới thiệu liêng-cào tố Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính với các triệu chứng khác nhau, […]

    Bài viết AIRSUPRA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    1. Giới thiệu liêng-cào tố

    Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính với các triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến 262 triệu người trên toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, hơn 21 triệu người trưởng thành mắc bệnh hen suyễn, chiếm hơn 80% tổng số người mắc bệnh hen suyễn. Người trưởng thành có 8,5 triệu đợt kịch phát mỗi năm ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, 3,9% dân số tương đương 4 triệu người mắc bệnh.

    Ngày 11 tháng 1 năm 2023, Airsupra (albuterol/budesonide), đã được phê duyệt ở Hoa Kỳ để điều trị hoặc phòng ngừa co thắt phế quản khi cần thiết và giảm nguy cơ bùng phát bệnh ở những người mắc bệnh hen suyễn từ 18 tuổi trở lên.

    Airsupra là sản phẩm đầu tiên có chứa ICS được chấp thuận ở Hoa Kỳ như một phương pháp điều trị cắt cơn (chứ không phải là thuốc kiểm soát) bệnh hen suyễn. Phương pháp điều trị có tác dụng làm giãn cơ và giảm viêm trong đường dẫn khí ở phổi để giảm nguy cơ lên cơn hen nặng. Airsupra được dùng dưới dạng hai lần hít bằng miệng kết hợp giữa albuterol 90 mcg và budesonide 80 mcg mỗi lần hít (tổng liều albuterol 180 mcg và budesonide 160 mcg) khi cần thiết cho các triệu chứng hen suyễn.

    2. Cơ chế tác động

    Airsupra kết hợp hai loại thuốc, một loại thuốc chủ vận beta2-adrenergic (SABA) tác dụng ngắn/tác dụng nhanh (SABA) có tên là albuterol sulfat và một loại thuốc corticosteroid dạng hít (ICS) có tên là budesonide trong một ống hít qua đường miệng, được đưa vào đường thở dưới dạng bình xịt đẩy.

    Albuterol, còn được gọi là salbutamol, có chỉ định điều trị và phòng ngừa co thắt phế quản (cấp tính hoặc nặng) ở những bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường thở có hồi phục, bao gồm co thắt phế quản do gắng sức. Albuterol tác động lên thụ thể adrenergic beta-2 để làm giãn cơ trơn phế quản. Nó cũng ức chế giải phóng các chất trung gian gây quá mẫn ngay lập tức từ các tế bào, đặc biệt là tế bào mast.

    Budesonide: Budesonide là một corticosteroid chống viêm thể hiện hoạt tính glucocorticoid mạnh. Cơ chế của tác dụng của ICS trong bệnh hen suyễn vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy ICS có tác dụng chống viêm mạnh làm giảm viêm và phản ứng quá mức (co thắt) của đường thở do hen suyễn, làm cho cơn hen ít nghiêm trọng hơn.

    3. Hiệu quả

    Hiệu quả của Airsupra trong việc giảm nguy cơ lên cơn hen nặng đã được đánh giá ở những bệnh nhân hen suyễn từ trung bình đến nặng trong MANDALA (NCT03769090), một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên dùng Airsupra 180 mcg/160 mcg hoặc albuterol 180 mcg và được hướng dẫn dùng khi cần thiết để điều trị các triệu chứng hen suyễn.

    Tiêu chí đánh giá chính về hiệu quả là thời điểm xuất hiện cơn hen nặng đầu tiên (được định nghĩa là các triệu chứng hen nặng lên hoặc khởi phát cần dùng corticosteroid toàn thân trong ít nhất ba ngày hoặc nhập viện cấp cứu dẫn đến sử dụng corticosteroid toàn thân trong ít nhất ba ngày hoặc nhập viện ít nhất 24 giờ do hen suyễn).

    Ở những bệnh nhân trưởng thành, điều trị bằng Airsupra, so với albuterol, đã chứng minh giảm 28% nguy cơ lên cơn hen suyễn nghiêm trọng được đánh giá theo thời điểm xuất hiện cơn hen suyễn nghiêm trọng đầu tiên.

    4. An toàn

    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Airsupra là đau đầu, nhiễm nấm miệng, ho và khó nói.

    Tránh dùng Airsupra ở bệnh nhân quá mẫn cảm với albuterol, budesonide hoặc với bất kỳ thành phần bổ sung nào của thuốc.

    Bệnh nhân không dùng quá sáu liều (12 lần hít) trong khoảng thời gian 24 giờ.

    Thận trọng khi sử dụng Airsupra ở bệnh nhân bị rối loạn tim mạch, rối loạn co giật, cường giáp, đái tháo đường và nhiễm toan ceton.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. The Global Asthma Network. The Global Asthma Report 2022. [Online]. Available at: //globalasthmareport.org/index.html [Last accessed: November 2022].

    2. CDC. Most Recent National Asthma Data. [Online]/ Available at: //www.cdc.gov/asthma/most_recent_national_asthma_data.htm. [Last accessed: November 2022].

    3. Papi A, et al. Albuterol–Budesonide Fixed-Dose Combination Rescue Inhaler for Asthma. N Engl J Med 2022; 386 (22): 2071-2083.

    4. Chipps BE, et al. Efficacy and safety of albuterol/budesonide (PT027) in mild-to-moderate asthma: Results of the DENALI study. Am J Respir Crit Care Med 2022; 205: A3414. Abstract. Available at: //doi.org/10.1164/ajrccm-conference.2022.205.1_MeetingAbstracts.A3414 [Last accessed: November 2022].

    5. FDA approves drug combination treatment for adults with asthma. Available at: [Last accessed: February 2023].

    THS.DS. PHẠM CẢNH EM

    BỘ MÔN HÓA DƯỢC

    Bài viết AIRSUPRA – THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/airsupra-thuoc-moi-dieu-tri-hen-suyen/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/phuong-phap-hoc-hieu-qua/ //asprou.com/khoa-duoc/phuong-phap-hoc-hieu-qua/#respond Tue, 03 Jan 2023 10:56:33 +0000 //asprou.com/?p=64449 Những vấn đề khó khăn thường gặp của tất cả học sinh – sinh viên trên thế giới Trí nhớ […]

    Bài viết PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    Những vấn đề khó khăn thường gặp của tất cả học sinh – sinh viên trên thế giới
    1. Trí nhớ kém
    2. Thích trì hoãn công việc
    3. Lười biếng
    4. Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet
    5. Gặp khó khăn trong việc hiểu bài
    6. Dễ dàng bị xao lãng
    7. Khả năng tập trung ngắn hạn
    8. Mơ màng trong lớp học
    9. Sợ thi cữ
    10. Hay phạm lỗi do bất cẩn
    11. Chịu áp lực từ gia đình
    12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian
    13. Không có động lực học
    14. Dễ dàng bỏ cuộc
    15. Thầy Cô dạy không lôi cuốn
    16. Không có hứng thú đối với môn học

    Đừng lo lắng nếu bạn vẫn còn nhiều khó khăn trong việc học. Điều quan trọng là bây giờ bạn đã hiểu rõ những vấn đề khó khăn đó. Nhằm đạt được hiệu quả, bạn hãy liệt kê những kỹ năng hoặc năng lực mà bạn cần khắc phục. Sau khi đọc phương pháp học hiệu quả, bạn phải biết làm gì khắc phục chúng ra sao. Gạch bỏ từng vấn đề khó khăn của bạn khi bạn vượt qua được nó và đánh dấu những kỹ năng và năng lực cần thiết để thành công khi bạn bắt đầu có được nó.

    Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não hay còn gọi là neurone thần kinh. Sự liên kết các neurone tạo ra trí thông minh.

    Nếu tất cả chúng ta về cơ bản có cùng số lượng neurone thần kinh, vậy điều gì tạo ra sự khác biệt về trí thông minh của con người? Điều gì khiến học sinh này thông minh hơn học sinh kia? Lời giải đáp ở số lượng kết nối giữa các neurone còn gọi là sự liên kết neurone.

    Yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các neurone: Việc tận dụng não bộ bao nhiêu sẽ quyết định bấy nhiêu liên kết neurone trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một việc gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ kích thích. Đây là lúc não bộ của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết neurone giúp bạn ngày càng thông minh hơn.

    Nếu bạn không thành thạo việc gì, hãy thực hiện việc đó nhiều hơn. Nếu bạn kém môn Hóa, bạn phải tiếp tục làm Hóa thật nhiều. Lý do bạn kém môn Hóa Lý Dược là vì bạn không có đủ liên kết neurone giúp bạn hiểu và áp dụng môn học này. Bằng cách thực hành làm bài tập môn Hóa Lý Dược thật nhiều, bạn sẽ cảm thấy môn học này ngày càng dễ. Não bộ của bạn sẽ quen thuộc với môn Hóa Lý Dược khi nó tạo ra nhiều liên kết neurone mới dành cho môn học này. Thực hành nhiều việc gì bạn sẽ làm việc đó tốt hơn.

    Não bộ của bạn giống như một cơ bắp, bạn phải tận dụng nó hoặc bạn mất nó.

    Cảm giác khó hiểu là chìa khóa giúp bạn ngày càng thông minh hơn. Khi bạn cảm thấy khó hiểu, não bộ của bạn phải đối đầu với một việc vượt qua khả năng của nó. Khi điều đó xảy ra, não bộ bắt đầu suy nghĩ cố gắng hiểu được vấn đề. Quá trình suy nghĩ này kích thích não bộ tạo ra nhiều liên kết neurone hơn, giúp bạn thông minh hơn. Lần kế tiếp khi gặp vấn đề tương tự bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn.

    Sáu cách kích thích não bộ

    1. Nghe nhạc Baroque – một loại nhạc cỗ điển từ những năm 1700 – 1800.
    2. Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong lớp học.
    3. Thử thách bản thân bằng việc cố gắng giải đáp các câu hỏi mới mẻ mỗi ngày.
    4. Khám phá thông tin bên ngoài sách giáo khoa bằng việc học kiến thức mới trong sách tham khảo.
    5. Không bao giờ bỏ qua các chủ đề và chương sách khó hiểu. Hào hứng bắt tay vào tìm lời giải đáp.
    6. Hiểu rõ rằng: cách duy nhất để trở thành thông minh hơn là cảm thấy khó hiểu và phạm sai lầm trong quá trình rèn luyện.

    Sáu trường hợp ngăn chặn sự phát triển của não bộ

    1. Bỏ qua chương sách hoặc thông tin mà bạn cho là quá khó hiểu và phức tạp.
    2. Không dám đặt câu hỏi khi bạn hoàn toàn không hiểu về vấn đề gì.
    3. Trả lời tôi không biết và không bận tâm suy nghĩ về câu trả lời.
    4. Chỉ học những vấn đề bạn cảm thấy dễ tiếp thu.
    5. Sao chép đáp án từ bạn bè, không muốn tự mình tìm cách giải quyết vấn đề.
    6. Không dám giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi trong lớp.

    Cách làm việc của não bộ. Não người được chia thành, bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu não nối liền nhờ tập hợp các dây thần kinh. Mỗi bán cầu não có vai trò hết sức khác nhau. Não trái của chúng ta xử lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số và sự kiện, v.v… não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, v.v….

    90% các môn học chúng ta học trong trường thiên về não trái, vậy não phải làm gì? Nó hầu như chẳng có gì để làm, nó cảm thấy nhàm chán nên nó phải kiếm việc để làm. Kết quả là não phải khiến bạn mơ màng, viết nguệch ngoạc trên giấy, giảm bớt sự tập trung của bạn vào môn học.

    Có vẻ như não phải chính là nguyên nhân chính gây ra việc bạn bị sao nhãng, mất tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là bạn phải sử dụng cả não trái và não phải trong lúc học. việc này không những tạo ra công ăn việc làm cho não phải, mà nó còn giúp tăng gấp nhiều lần sức mạnh não bộ. Giống như bạn chạy bằng 2 chân sẽ nhanh hơn rất nhiều so với chạy 1 chân.

    Các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa thiên tài và người bình thường là các thiên tài biết cách tận dụng cả 2 bán cầu não trong cùng một thời điểm, trong bất cứ việc gì.

    Học nhanh hay học chậm – cùng một bộ não, chỉ khác nhau ở cách học

    Phương pháp học hiệu quả: 9 bước học hiệu quả

    1.  Xác định mục tiêu rõ ràng

    Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học và do đó quyết định kết quả học tập

    Mục tiêu là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Mục tiêu dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta. Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu rõ ràng.

    Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả:

    • Bước 1. Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể.

    Thí dụ: “tôi muốn đạt sáu điểm 10 và một điểm 9 trong kỳ thi”

    • Bước 2. Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu.

    Viết ra ít nhất 5 lý do tại sao phải đạt mục tiêu.

    • Bước 3. Lên kế hoạch hành động

    Vạch ra kế hoạch chi tiết và những hành động cụ thể để tiến tới mục tiêu. Cần có 1 cuốn sổ để sắp xếp thông tin và 1 cuốn lịch sẽ giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả.

    • Bước 4. Xác định thời gian

    Viết rõ ràng ngày tháng năm phải đạt mục tiêu đó.

    • Bước 5. Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu của bạn

    Hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng cảnh đạt mục tiêu đề ra và tận hưởng cảm giác vui sướng, thỏa mãn, cũng như những lợi ích do việc đạt mục tiêu mang lại.

    • Bước 6. Lấy đà bằng hành động ngay tức khắc

    Thí dụ: ngay sau khi xác định mục tiêu là nâng cao điểm Hóa Lý Dược, nên cầm quyển sách Hóa Lý Dược lên đọc vài trang.

    2.  Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian

    Thời gian là tiền bạc. Làm chủ thời gian – Làm chủ cuốc sống.

    Bạn cần có quyển sổ tay có phần sắp xếp công việc theo tháng và theo tuần.

    Lên kế hoạch từng tháng cho cả năm: đánh dấu những sự kiện quan trọng như lịch thi, lịch kiểm tra. Tìm hiểu xem có bao nhiêu môn học và bao nhiêu chương sách cần học trong năm. Phát thảo kế hoạch học từng môn học, từng chương sách cho cả năm.

    Kế hoạch hàng tuần: mỗi chủ nhật hàng tuần bạn nên dành ít thời gian lên kế hoạch cho tuần tới, bao gồm tất cả các việc cần làm mỗi ngày trong tuần.

    Kiểm tra kế hoạch ngày mai vào mỗi buổi tối. Định thời gian cụ thể cho từng việc, bám sát thời gian biểu, gạch bỏ những việc đã hoàn tất.

    3.  Hành động kiên định

    Kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài hằng ngày.

    Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Để vượt qua sự lười biếng phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ. Học cách gắn liền niềm vui với việc học và nổi khổ với việc lười biếng ngay từ bây giờ.

    Động lực mạnh mẽ vượt qua sự lười biếng: tạo thói quen mới cho bộ não và hành động ngay lập tức.

    • Bước 1. Viết ra những hậu quả bạn có thể gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng.
    • Bước 2. Tưởng tượng những nổi khổ được liệt kê ở bước 1. Tưởng tượng những gì bạn sẽ thấy, sẽ nghe và cảm nhận khi gánh chịu những nổi khổ đó.

    Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao trong 5 năm, 10 năm tới nếu tiếp tục lười biếng. Tại sao phải làm việc này? Vì bạn chỉ bắt đầu cảm thấy hối hận và ước gì bạn có thể thay đổi sự việc khi mọi việc đã quá muộn. Chỉ đến khi bạn không có kiến thức, không có tiền và không có tương lai, bạn mới thốt lên “Giá mà lúc trước mình …”. Thật đáng tiếc, mọi việc

    lúc ấy đã quá trễ. Vậy thì trước khi sự việc này xảy ra, hãy tưởng tượng hậu quả tệ hại nhất để buộc mình phải hành động ngay tức thì và không bao giờ phải nói “Giá mà …”

    • Bước 3. Viết ra những cảm xúc vui sướng và những kết quả tốt đẹp bạn sẽ nhận được nếu chăm chỉ học tập.
    • Bước 4. Tạo thói quen mới cho não bộ

    Để tạo một thói quen mới cho bộ não. Hãy tưởng tượng như thể bạn đang cảm nhận và trải nghiệm được niềm vui tột đỉnh mang lại từ việc ôn bài sớm. Hãy tưởng tượng bạn nhận được điểm số hằng ao ước. Đây là cánh cửa mở ra thành công của bạn.

    Hình dung bạn tốt nghiệp Đại Học trong sự khen ngợi của gia đình, thầy cô, bạn bè. Hãy nếm trải thành công này một cách thật sự.

    Hình dung trong 5 năm, 10 năm tới một công việc mà bạn khao khát. Hãy cảm nhận thật sự những cảm xúc tuyệt vời lúc đó.

    • Bước 5. Phá vỡ thói quen hành động cũ và luyện tập bản thân theo một thói quen mới. Bắt đầu ngay từ bây giờ.

    Con người ai cũng có thói quen. Chúng ta cần phá vỡ thói quen xấu khiến ta luôn thất bại. Lập lại 2 bài thực hành tưởng tượng trên thường xuyên (ít nhất 2 lần 1 tuần) cho đến khi tạo được thói quen mới cho bộ não.

    Bí quyết để đạt điểm 10 tuyệt đối

    • Đọc bài trước khi nghe giảng
      • Tập trung và đặt câu hỏi
      • Ôn bài nhanh trong vòng 24 tiếng
      • Luôn hoàn tất bài tập về nhà trước khi đến lớp
      • Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà
      • Rút kinh nghiệm sau mỗi lần phạm lỗi
      • Tận dụng triệt để các bài tập thực hành và bài kiểm tra. Cố gắng làm bài kiểm tra thật tốt, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra

    4.  Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin

    Mục đích của việc đọc sách hiệu quả là để nắm bắt và hiểu thông tin. Làm cách nào để giảm khoảng 80% thời gian đọc nhưng vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn. Thông thường, trong sách giáo khoa chỉ chứa khoảng 20% trong tổng số các từ chứa đựng thông tin cần thu hoạch cho toàn bộ kiến thức môn học, đảm bảo giành điểm cao trong kỳ thi. Những từ này gọi là từ khóa. Phương pháp đọc hiệu quả là tập hợp những từ khóa

    Đọc hiệu quả: chỉ cần đọc sách hoặc tài liệu môn học một lần. Trong khi đọc phải tách ra được cái cốt lõi hoặc thông tin dưới dạng ý chính và từ khóa. Sau đó, ghi chú những ý chính và từ khóa dưới dạng sơ đồ tư duy để dành cho việc ôn thi sau này.

    Đọc nhanh giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin.

    Sáu bước đọc hiệu quả giúp tăng tốc độ đọc và khả năng tiếp thu thông tin.

    • Bước 1. Sử dụng 1 cây bút chì làm vật dẫn đường
    • Bước 2. Tìm kiếm ý chính và đánh dấu các từ khóa.
    • Bước 3. Mở rộng tầm mắt để đọc được 1 cụm từ 5 – 7 từ cùng lúc
    • Bước 4. Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc (nhạc cổ điễn không lời)
    • Bước 5. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước, đọc lướt qua đề mục chính và phụ trong sách trước khi đọc từng chi tiết.
    • Bước 6. Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.

    Khi bạn tập đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt bạn phải đọc ở tốc độ mà bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn cảm thấy không nắm kịp thông tin hoặc không thoải mái, không sao cả. Mục đích của việc này là làm bạn quá tải và làm căng hệ thống thần kinh của bạn. Sau nhiều lần thử thách như thế não bộ của bạn được nâng cao rõ rệt. Bạn phải thực tập nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.

    5.  Sơ đồ tư duy

    Sơ đồ tư duy giúp sắp xếp thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ.

    Ghi chú là bí quyết của những điểm 10. Có 3 lý do chính tại sao cần ghi chú.

    1. Ghi chú giúp tiết kiệm thời gian
    2. Ghi chú giúp tăng khả năng nhớ bài
    3. Ghi chú giúp hiểu bài tốt hơn.

    Các bước vẽ sơ đồ tư duy

    • Bước 1. Vẽ chủ đề ở trung tâm (mãnh giấy đặt nằm ngang)
    • Bước 2. Vẽ thêm các chủ đề phụ. Viết bằng chữ in hoa, nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. Tiêu đề phụ được gắn liền với trung tâm và vẽ theo hướng chéo góc
    • Bước 3. Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hổ trợ. Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh. Dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên vẽ trên đoạn gấp khúc riêng. Trên nhánh, trên mỗi khúc chỉ có tối đa một từ khóa.

    6.  Trí nhớ siêu đẳng

    Không hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện hay trí nhớ không được rèn luyện. Theo chuyên gia về trí nhớ Harry Lorayne, những người có

    khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta. Thay vào đó, họ sở hữu những kỹ thuật tận dụng trí nhớ của họ.

    Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm sự ghi nhớ và sự hồi tưởng.

    Trí nhớ bao gồm sự ghi nhớ (lưu trữ thông tin) và sự hồi tưởng (tìm lại thông tin). Mỗi từ ngữ, mỗi âm thanh, mỗi hình ảnh bạn lưu vào trí nhớ từ khi sinh ra được lưu giữ hoàn hảo nguyên vẹn ở một nơi nào đó trong não bộ. Vấn đề là khả năng hồi tưởng của chúng ta không hoàn hảo. Chính vì thế, chúng ta không thể nào nhớ lại (hay tìm lại) trong não bộ tất cả các thông tin chúng ta cần một cách dễ dàng.

    Trí nhớ của bạn giống như một thư viện đồ sộ chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ trong hàng trăm ngàn quyển sách. Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là phát triển mục lục thông tin trong não bộ. Hệ thống này sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần.

    Việc ghi nhớ thông tin mới là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác chúng ta đã biết trước đó. Đối với người chưa được rèn luyện kỹ thuật về trí nhớ, quá trình liên kết này thuộc về tiềm thức, tiềm thức thường chỉ tạo ra liên kết yếu ớt, khi có sự liên kết bền vững chúng ta dễ dàng lấy lại thông tin.

    Cách ôn bài hiệu quả

    Lần ôn bài đầu tiên nên bắt đầu sau khi học 10 phút. Những lần ôn bài kế tiếp lần lượt sau 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng và sau 3 đến 6 tháng.

    Các nguyên tắc cơ bản của trí nhớ:

    • Sự hình dung: phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ.
    • Sự liên tưởng: tạo ra mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, giúp chúng ta dễ dàng tìm lại thông tin. Liên kết những hình ảnh trong tâm trí chúng ta là một quá trình hết sức quan trọng của trí nhớ siêu đẳng.
    • Làm nổi bật sự việc: chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh của trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nổi bật thông tin.
    • Sự tưởng tượng: dùng trí tưởng tượng tạo ra cảm xúc mạnh mẽ.
    • Màu sắc: màu sắc cũng là một tác động trí nhớ mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao chúng ta dùng nhiều màu sắc khi ghi chú. Màu sắc có thể tăng cường trí nhớ của chúng ta lên 50%.
    • Âm điệu: âm điệu kích hoạt bán cầu não phải, chúng ta có thể tạo ra những âm điệu đặc biệt cho những thông tin chúng ta cần nhớ.
    • Học bằng cách nhìn sự việc trong một bức tranh tổng quát. Phân tích các mối liên kết của thông tin đó vào các khái niệm tổng quát sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn là học từng chi tiết riêng biệt.

    Thời gian học tối ưu

    Thời gian học lý tưởng nhất cho mỗi lần học không nên kéo dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học này nên chia thành 4 phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần nên nghỉ ngơi 5 phút. Sau 2 tiếng nghỉ ngơi 30 phút. Trong lúc nghỉ ngơi nên làm vài động tác vận động đơn giản.

    7.  Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành

    Nếu bạn học thuộc lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10. Những kỹ năng suy nghĩ bạn cần phải thành thạo bao gồm:

    • So sánh các dữ liệu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau.
    • Phân tích thông tin và mối liên hệ giữa các thông tin với nhau.
    • Xác định nguyên nhân và hệ quả.
    • Lựa chọn và sắp xếp các thông tin có liên quan.
    • Biết cách lập luận.
    • Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
    • Giải thích và phát triển ý cụ thể.
    • Đánh giá độ tin cậy và tính đúng đắn của thông tin.
    • Phân biệt giữa các dữ kiện, các thông tin không phải dữ kiện và các ý kiến cá nhân.
    • Đưa ra kết luận từ những bằng chứng cụ thể.

    8.         Tăng tốc cho các kỳ thi Tạo ra môi trường học tối ưu

    Nên chọn học tại một nơi nhất định để tâm trí bạn có thói quen làm việc bất cứ lúc nào bạn ở đó. Chỗ học có đặc điểm sau:

    • Phải có đèn sáng
      • Nhiệt độ tối ưu cho não bộ là 190C. (Nhiệt độ quá cao khiến bạn buồn ngủ)
      • Tránh những thứ làm bạn mất tập trung như tivi, điện thoại, trò chơi điện tử, truyện tranh, tạp chí, giường ngủ.
      • Không ăn quá nhiều, tránh ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, …) đường hoặc bột trắng (bánh ngọt, …) trước khi học vì những loại thức ăn này làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
      • Bật nhạc không lời. Nghe nhạc có tác dụng hỗ trợ cho sức mạnh của não bộ.
      • Học riêng và thỉnh thoảng sắp xếp học nhóm.

    Lên kế hoạch học từ sớm

    • Trải dài việc ôn bài cho mỗi môn học
      • Lên kế hoạch cho các lần học mỗi ngày

    Cách học trong mỗi lần: ôn lại bài ngày hôm trước, ghi nhớ thông tin, thực tập các câu hỏi ứng dụng, tổng ôn kiến thức trong ngày.

    9.         Đi thi

    • Đến nơi thi sớm để thư giản
    • Dứt bỏ kỳ thi ra khỏi tâm trí
    • Sử dụng những từ mạnh mẽ: liên tục nói với bản thân “mình sẽ đạt điểm 10”, “bài thi này rất dễ vì mình chuẩn bị kỹ”, “mình có thể làm được dễ dàng”, “không có vấn đề gì cả, mình sẽ hoàn thành một cách xuất sắc trước khi giờ thi kết thúc”. Không bao giờ cho phép bản thân nói những lời tiêu cực, hãy liên tục nói với bản thân những lời tích cực.
    • Tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ.
    • Đọc lướt qua đề thi
    • Thời gian: phân chia thời gian hợp lý, có thời gian dự phòng để kiểm tra lại bài.
    • Tiếp cận câu hỏi: dễ trước, khó sau. Luôn đọc kỹ câu hỏi.
      • Câu hỏi trắc nghiệm: đọc kỹ câu hỏi, một từ thay đổi có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi. Trước khi lựa chọn câu trả lời cho sẵn, luôn luôn viết câu trả lời của bạn bên cạnh trên giấy. Đọc hết tất cả các lựa chọn. Nếu không chắc chắn nên chọn câu trả lời nào bạn nên sử dụng phương pháp loại trừ.
      • Câu tự luận: trả lời vừa đủ đừng đi quá đà
    • Kiểm tra lại bài: đọc lại câu hỏi đảm bảo đã hiểu câu hỏi chính xác.
      • Đối với câu trắc nghiệm xem có bỏ sót câu nào không, phải kiểm tra xem có đánh dấu câu trả lời tương ứng với câu hỏi không.
      • Đối với câu tự luận, câu trả lời ngắn đảm bảo những câu này không lạc đề, không có lỗi chính tả, không có ý quan trọng nào bị bỏ sót.
    • Đừng bao giờ bỏ cuộc

    Sức mạnh của niềm tin

    Niềm tin của bạn có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn tin rằng trường học rất nhạt nhẽo, bạn sẽ cảm thấy nó tẻ nhạt và đạt kết quả trung bình hoặc kém. Nếu bạn tin rằng việc học rất thú vị bạn sẽ cảm thấy nó thú vị và đạt kết quả tốt hơn. Nếu bạn tin rằng tiếng Anh là ngôn ngữ khó học nhất thế giới, bạn sẽ không bao giờ thành thạo tiếng Anh.

    Tiến sĩ Georgi Lozarov, người khám phá ra phương pháp học tăng tốc, đã khẳng định rằng: khi chúng ta sinh ra đều là thiên tài, nhưng trong quá trình lớn lên, chúng ta làm mất khả năng thiên phú của mình từ việc lắng nghe ý kiến tiêu cực của người khác. Ví dụ như cha mẹ, bạn bè hoặc thầy cô nói rằng chúng ta “lười biếng”, “vô dụng”, “ngu ngốc”, “kém cõi”, v.v… Sau một thời gian liên tục nghe những điều này, chúng ta dần dần bắt đầu tin vào chúng, dẫn đến việc sống với vô số niềm tin tiêu cực. Qua năm tháng những niềm tin tiêu cực ấy biến thành “sự thật” và chúng ta không bao giờ nghi ngờ những “sư thật” đó. Bạn hãy nhớ rằng niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin của một người chỉ đúng với chủ nhân của nó. Niềm tin không gì khác hơn một ý kiến chủ quan. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm tin sẽ biến thành sự thật. Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta không những về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ chế sinh học trong cơ thể chúng ta.

    Từ ngày xưa các bác sĩ đã khám phá ra rằng khi bạn uống thuốc và khỏi bệnh, thật ra trong thành phần thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất giúp bạn khỏi bệnh. Niềm tin trong chính bản thân bạn cũng đóng góp một phần rất lớn vào việc chữa bệnh của bạn.

    Trang bị cho bạn những niềm tin hữu ích

    Nếu việc tin tưởng vào điều gì đó, dù tốt hay xấu có thể biến thành sự thật, vậy thì tại sao bạn không đẩy lùi vào quá khứ những niềm tin nguy hại đã và đang giới hạn khả năng của bạn, thay vào đó bạn tự trang bị cho mình những niềm tin mới chấp cánh đưa bạn bay cao, bay xa hơn.

    Năm niềm tin mạnh mẽ của người thành công:

    1. Để thay đổi cuộc sống, tôi phải thay đổi.
    2. Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm.
    3. Nếu mọi người làm được, tôi cũng làm được.
    4. Học là chơi

    Những học sinh xuất sắc cảm thấy thích thú với việc học cũng như lúc họ giải trí. Giải trí mang lại cho họ niềm vui nhất thời, còn thành công trong việc học không những mang lại cho họ niềm vui lâu dài mà còn cả sự hạnh phúc vì được gia đình tin tưởng, bạn bè quí mến, nể trọng, thầy cô tin yêu. Rồi đến khi trưởng thành, những thành công

    trong học tập sẽ là tiền đề tốt cho những thành công trong công việc khác, mở ra con đường tương lai thênh thang trước mắt.

    • Linh hoạt giúp bạn làm chủ cuộc sống

    Linh hoạt là yếu tố của thành công, có thể thay đổi cách thức hành động và phương pháp làm việc để đạt đến mục tiêu. Những người không biết cách linh hoạt hoặc không muốn điều chỉnh bản thân sẽ bị bỏ lại phía sau.

    Bạn có thể cảm thấy không thoải mái lúc đầu vì bạn đã quen với những phương pháp không có ích cho việc học hoặc thành công. Để thoát khỏi vết lún thất bại và vươn tới tầm cao, bạn phải gạt bỏ những thói quen hoặc phương pháp cũ kỷ đó để tiếp thu kiến thức mới. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi từ bây giờ.

    Sách tham khảo

    • Tôi tài giỏi bạn cũng thế, dịch giả: Trần Đăng Khoa – Uông Xuân Vy, nhà xuất bản Phụ Nữ, 2009
    • Sức mạnh niềm tin

    BỘ MÔN BÀO CHẾ – CÔNG NGHIỆP DƯỢC

    Bài viết PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/phuong-phap-hoc-hieu-qua/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/su-dung-luu-tru-xu-ly-opioid-an-toan/ //asprou.com/khoa-duoc/su-dung-luu-tru-xu-ly-opioid-an-toan/#respond Tue, 03 Jan 2023 10:34:56 +0000 //asprou.com/?p=64443 Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, trên toàn thế giới ước tính có gần 20.000.000 ca mắc bệnh ung […]

    Bài viết SỬ DỤNG – LƯU TRỮ – XỬ LÝ OPIOID AN TOÀN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, trên toàn thế giới ước tính có gần 20.000.000 ca mắc bệnh ung thư mới (cả hai giới, mọi lứa tuổi). Việt Nam có hơn 97.000.000 dân thì có 182.563 ca mắc bệnh ung thư mới, và số ca tử vong do ung thư trong năm 2020 là 122.690 1. Điều đó cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam vẫn còn khá cao. Ung thư giai đoạn cuối, đau là một trong những triệu chứng thường xuyên và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của bệnh nhân2. Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân trong các giai đoạn bệnh, chiến lược chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) đã được đẩy mạnh trên toàn cầu. Nhu cầu CSGN của bệnh nhân ung thư và các bệnh nan y khác ngày càng được công nhận, bao gồm cả nhu cầu kiểm soát cơn đau một cách đầy đủ 3. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, kiểm soát đau là mục tiêu hàng đầu trong thực hành CSGN. Xử trí đau có thể tiến hành tại các cơ sở y tế, tại nhà, cộng đồng 4. Opioid được khuyến cáo sử dụng trong các cơn đau từ trung bình đến nặng 4. Hiệu quả giảm đau của opioid trên bệnh nhân ung thư đã được chứng minh 5. Tuy nhiên việc sử dụng opioid trên thực tế vẫn chưa được tối ưu. Sử dụng opioid không đúng cách, xử lý opioid không thích hợp đã làm tăng khả năng lạm dụng thuốc tại Hoa Kỳ 6. Ngược lại, sử dụng opioid không đủ liều lượng sẽ kiểm soát cơn đau không hiệu quả. Bệnh nhân có thể trì hoãn việc uống opioid vì quá lo lắng về bất lợi của thuốc hoặc lo sợ bị nghiện 7. Điều đó nói lên rằng hiểu biết về sử dụng opioid không chỉ quan trọng đối với người làm công tác y tế mà còn quan trọng đối với bệnh nhân ung thư được điều trị giảm đau bằng opioid, càng quan trọng hơn khi họ đang được CSGN tại nhà.

    Bệnh nhân cần được hướng dẫn và tư vấn kỹ cách sử dụng, lưu trữ và xử lý opioid an toàn trước khi sử dụng. Có nhiều khảo sát đã chứng minh bệnh nhân ung thư có nguy cơ sử dụng không đúng cách, lưu trữ không an toàn và không xử lý opioid không còn sử dụng8.  Reddy A và cộng sự đã khảo sát các mô hình lưu trữ, sử dụng và thải bỏ opioid ở bệnh nhân ung thư ngoại trú (2014). Kết quả báo cáo cho thấy 26% sử dụng opioid không an toàn, 19% cất giữ opioid ở nơi dễ thấy, 69% cất opioid trong tủ không khóa và chỉ 9% có khóa 8. Trong một nghiên cứu gần đây, Gregorian R và cộng sự (2020) cho thấy những bệnh nhân được tư vấn về opioid có khả năng giữ thuốc ở vị trí có khóa cao hơn so với những người không nhận được tư vấn (42,4% so với 12,4%; P<0,0001) 9. Điều đó cho thấy bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng, lưu trữ và xử lý opioid an toàn có xu hướng thực hành tốt hơn, từ đó hạn chế phần nào tình trạng lạm dụng opioid.

    Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA: Food and Drug Administration) và Cục quản lý Thực thi Thuốc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DEA: Drug Enforcement Administration) đã có các hướng dẫn thống nhất về việc sử dụng, lưu trữ và xử lý opioid 10,11. Những điều nên làm và không nên làm được trình bày trong tài liệu giáo dục về opioid như sau 12-15.

    Sử dụng opioid an toàn

    – Chỉ sử dụng các loại thuốc opioid do bác sĩ kê đơn.

    – Dùng thuốc theo quy định, không tự ý thay đổi liều lượng hay tự ý ngừng dùng opioid.

    – Không dùng chung opioid với người khác.

    – Không uống rượu và các loại thuốc bất hợp pháp khác khi dùng thuốc giảm đau opioid.

    – Cung cấp cho bác sĩ điều trị danh sách các loại thuốc mình đang dùng.

    Lưu trữ opioid an toàn

    – Lưu trữ thuốc giảm đau opioid ở một nơi an toàn mà người khác không nhìn thấy ngoài bệnh nhân hoặc người chăm sóc chính giúp bệnh nhân quản lý thuốc.

    – Cất giữ opioid nơi có khóa.

    – Bảo quản thuốc cách xa trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và vật nuôi.

    – Không nói với người khác mình đang dùng thuốc giảm đau opioid.

    – Theo dõi số lượng thuốc đã sử dụng. Báo cáo bất kỳ loại thuốc nào bị thiếu cho cơ quan quản lý.

    Xử lý opioid an toàn

    – Nộp lại thuốc thừa cho cơ sở đã cấp/ bán thuốc khi không dùng hết.

    – Không chia sẻ hoặc cho bất kỳ ai thuốc giảm đau opioid chưa sử dụng.

    – Một số loại thuốc có thể được xả trong bồn cầu nếu không có sẵn các phương án xử lý khác, bao gồm buprenorphin, fentanyl, hydrocodon, hydromorphon, methadon, morphin, oxycodon, oxymorphon và tapentadol.

    – Gấp các đầu dính của miếng dán fentanyl lại với nhau trước khi vứt bỏ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1.       GLOBOCAN. Cancer Today. March, 2021. Accessed Jun, 10, 2022.

    2.       Wilkie DJ, Ezenwa MO. Pain and symptom management in palliative care and at end of life. Nursing outlook. Nov-Dec 2012;60(6):357-64. doi:10.1016/j.outlook.2012.08.002

    3.       Ferrell BR, Temel JS, Temin S, et al. Integration of Palliative Care Into Standard Oncology Care: American Society of Clinical Oncology Clinical Practice Guideline Update. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology. Jan 2017;35(1):96-112. doi:10.1200/jco.2016.70.1474

    4.       Bộ Y tế. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ. Quyết định 183/QĐ-BYT. 2022:1-14.

    5.       Koyyalagunta D, Bruera E, Solanki DR, et al. A systematic review of randomized trials on the effectiveness of opioids for cancer pain. Pain physician. Jul 2012;15(3 Suppl):Es39-58.

    6.       WHO. Opioid overdose. Accessed Jun, 10, 2021.

    7.       Nguyen LM, Rhondali W, De la Cruz M, et al. Frequency and predictors of patient deviation from prescribed opioids and barriers to opioid pain management in patients with advanced cancer. J Pain Symptom Manage. Mar 2013;45(3):506-16. doi:10.1016/j.jpainsymman.2012.02.023

    8.       Reddy A, de la Cruz M, Rodriguez EM, et al. Patterns of storage, use, and disposal of opioids among cancer outpatients. The oncologist. Jul 2014;19(7):780-5. doi:10.1634/theoncologist.2014-0071

    9.       Gregorian R, Marrett E, Sivathanu V, et al. Safe Opioid Storage and Disposal: A Survey of Patient Beliefs and Practices. J Pain Res. 2020;13:987-995. doi:10.2147/JPR.S242825

    10.      FDA. Where and How to Dispose of Unused Medicines. Accessed July, 06, 2021.

    11.      DEA. Drug disposal information. Office of Diversion Control, Drug Enforcement Administration, U.S. Department of Justice Web site. Updated September. 9, 2014. Accessed July, 06, 2021.

    12.      FDA. Safe medicine disposal options. Updated December. 30, 2015. Accessed July, 06, 2021.

    13.      CDC. U.S. Opioid Dispensing Rate Mapsactive ingredient. Accessed November, 06, 2022.

    14.      FDA. Lock it Up: Medicine Safety in Your Home. Accessed July, 06, 2021.

    15.      Reddy A, de la Cruz M. Safe Opioid Use, Storage, and Disposal Strategies in Cancer Pain Management. The oncologist. Nov 2019;24(11):1410-1415. doi:10.1634/theoncologist.2019-0242

    Nguyễn Thị Ngọc Yến

    Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng

    Bài viết SỬ DỤNG – LƯU TRỮ – XỬ LÝ OPIOID AN TOÀN đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/su-dung-luu-tru-xu-ly-opioid-an-toan/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/mot-so-phuong-phap-chiet-va-lam-sach-mau-trong-viec-xac-du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat/ //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/mot-so-phuong-phap-chiet-va-lam-sach-mau-trong-viec-xac-du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat/#respond Wed, 14 Dec 2022 05:30:57 +0000 //asprou.com/?p=64124 1. Mở đầu Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm con người đã sử dụng […]

    Bài viết MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT VÀ LÀM SẠCH MẪU TRONG VIỆC XÁC DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    1. Mở đầu

    Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm con người đã sử dụng hàng chục triệu tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, diệt cỏ…, ngoài một phần thuốc có tác dụng diệt trừ các loài gây hại mùa màng, phần lớn khối lượng thuốc còn lại được đưa vào môi trường. Sự hiện diện và tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường nước, đất, cây cỏ… đã làm ngộ độc, gây chết cho nhiều loài động vật. Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến con người: gây ngộ độc mãn tính, ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong hoặc làm biến đổi gen gây nên các bệnh về di truyền ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau. Do tác hại to lớn này trong nhiều năm trở lại đây vấn đề ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật luôn được quan tâm nghiên cứu.

    Hình ảnh người nông dân đang phun thuốc trừ sâu cho nông sản và bao bì chứa thuốc bị vứt xuống kênh gây ô nhiễm môi trường

    2. Các phương pháp chiết mẫu thường quy trong phân tích dư lượng thuốc BVTV

    Mục đích chính của các quy trình chiết là có thể tách được các hợp chất thuốc trừ sâu từ nền mẫu bằng quy trình chiết thích hợp. Trong các quy trình đều cần làm sạch bằng chiết pha rắn hoặc chiết lỏng lỏng để loại bớt tạp chất bẩn từ nền mẫu.

    2.1. Chiết rắn lỏng SLE (solid – liquid extraction)

    Phương pháp chiết này được sử dụng rộng rãi để phân tích thuốc trừ sâu từ nền mẫu rắn, đầu tiên dung môi chiết len lỏi sâu vào giữa các thành phần mẫu để tiếp xúc với chất phân tích, sau đó chất phân tích khuếch tán đi vào dung môi chiết. Yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật chiết rắn lỏng này là lựa chọn dung môi thích hợp. Tuy nhiên những yếu tố khác như áp suất, nhiệt độ cũng có ảnh hưởng quan trọng lên hiệu quả chiết. Khi tăng áp suất sẽ làm tăng khả năng phân tán của dung môi đi sâu vào nền mẫu rắn, tăng nhiệt độ sẽ làm tăng khả năng hòa tan của các chất phân tích vào dung môi. Các kỹ thuật hỗ trợ trong chiết rắn lỏng đó là lắc, chiết soxhlet, đánh siêu âm, microwave. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu nhược điểm riêng.

    Lắc: là cách đơn giản và thuận tiện thường sử dụng chiết thuốc trừ sâu từ trái cây và rau quả. Chỉ cần cho dung môi thích hợp rồi lắc trong một khoảng thời gian xác định. Kỹ thuật lắc với dung môi đơn giản và thuận tiện nhưng không hiệu quả trong những trường hợp chất phân tích có liên kết chặt chẽ với nền mẫu. Trong trường hợp này đánh siêu âm là cách hỗ trợ tốt, giúp cho sự khuếch tán của dung môi vào mẫu, tăng thêm sự tiếp xúc để quá tŕnh chiết được hiệu quả hơn, giảm được lượng dung môi và thời gian chiết.

    Chiết soxhlet:  khi quá trình lắc không đủ tốt để chiết, lúc đó cần hỗ trợ bằng cách gia nhiệt. Hiệu quả chiết tốt nhưng cũng có nhược điểm về thời gian chiết lâu, sử dụng một lượng lớn dung môi.

    Chiết bằng microwave: Mẫu và dung môi chiết được gia nhiệt bằng vi sóng, có sự kiểm soát về áp suất, nhiệt độ và năng lượng. Kỹ thuật này cho hiệu quả chiết tương tự như chiết soxhlet tuy nhiên giảm được thời gian chiết (thời gian chiết khoảng 15 phút) và giảm được dung môi chiết so với kỹ thuật chiết soxhlet (dung môi sử dụng 25-50ml).

    2.2. Chiết lỏng lỏng LLE (liquid-liquid extraction)

    Hiện nay, chiết lỏng lỏng là phương pháp phổ biến nhất cho việc chiết đồng thời nhiều thuốc trừ sâu trên đối tượng mẫu chứa hàm lượng nước cao. Phương pháp chiết lỏng lỏng dựa vào sự phân bố của chất phân tích trên 2 loại dung môi không trộn lẫn vào nhau. Hiệu quả của quá trình chiết dựa vào ái lực của chất phân tích với dung môi, tỉ lệ dung môi mỗi pha, số lần chiết mẫu.

    Hầu hết phương pháp chiết lỏng lỏng đều thích hợp cho việc xác định nhiều thuốc trừ sâu trên nhiều nền mẫu: nước, thực phẩm, môi trường… Tuy nhiên, đối với các hợp chất có độ phân cực cao thì phương pháp chiết lỏng lỏng cho hiệu suất thu hồi tương đối thấp. Ví dụ như atrazine trong nước cho hiệu suất quá trình chiết lên đến 90% nhưng trong khi đó desisopropylatrazine (16%), desethylatrazine (46%), hydroxyatrazine (46%). Để tăng hiệu suất thu hồi, ta thay đổi pH để tránh sự ion hóa của chất phân tích có tính axit, bazơ hay thêm muối để đẩy chất phân tích qua tướng hữu cơ là giải pháp tối ưu nhất cho việc chiết đồng thời nhiều thuốc trừ sâu.

    Ưu điểm: Sự kết hợp của dung môi và pH làm tăng khả năng chiết nhiều thuốc trừ sâu từ nền mẫu.

    Nhược điểm: Phương pháp chiết này sử dụng nhiều dung môi gây độc hại cho con người và môi trường. Chiết lỏng lỏng luôn có một lớp nhũ tương giữa 2 pha, đôi khi lớp nhũ tương này rất khó để phá vỡ dẫn đến việc tốn kém thời gian cho quá trình xử lý mẫu. Phương pháp này chi phí cao tốn nhiều thời gian và không tự động hóa được.

    2.3. Kỹ thuật chiết pha rắn SPE (solid phase extraction)

    Giống như chiết lỏng lỏng, chiết pha rắn dựa trên ái lực khác nhau của chất phân  tích giữa hai pha.

    Trong chiết pha rắn, mẫu được cho qua chất hấp phụ rắn (có nhiều loại chất hấp phụ rắn phân cực, không phân cực, trao đổi ion hay ái lực) nhồi trong cột. Những chất phân tích có ái lực lớn với pha rắn hấp phụ sẽ được giữ lại trên cột, trong khi đó những chất khác sẽ đi qua cột. Tạp chất được rửa với dung môi để loại bỏ nhưng chất phân tích vẫn giữ lại, sau đó chất phân tích bị giữ trên cột được rửa giải bằng một lượng nhỏ dung môi thích hợp chọn lọc với chất phân tích.

    Ưu điểm: Bằng phương pháp này ta có thể làm giàu mẫu nhằm hạ giới hạn phát hiện của phương pháp. Phương pháp dễ thực hiện, có thể làm hàng loạt cho nhiều mẫu cùng một lúc. Tiết kiệm được lượng lớn dung môi, ít gây độc hại với con người và môi trường.

    Với kỹ thuật chiết SPE, mẫu có thể làm giàu nhiều lần tăng độ nhạy cho phân tích các hợp chất. Vấn đề quan trọng trong chiết SPE là lựa chọn pha rắn hấp phụ thích hợp, hiểu được mối tương quan giữa chất phân tích và chất hấp phụ là vấn đề quan trọng.

    2.4.  Kỹ thuật chiết pha rắn với chất hấp phụ không phân cực

    Kỹ thuật này có thể làm giàu lượng vết và làm sạch chất phân tích cho những mẫu lỏng phân cực. Mạch n-alkyl gắn trên silica như C8, C18 được dùng để giữ các thuốc trừ sâu không phân cực và phân cực trung bình. Cơ chế của quá trình lưu giữ dựa vào lực Van der Waals và những phản ứng kỵ nước.

    Ưu điểm: bằng kỹ thuật này ta có thể cho một lượng lớn mẫu qua cột và sau đó rửa giải bằng một lượng nhỏ dung môi hữu cơ như: methanol, acetonitrile, ethyl acetate…

    Nhược điểm: đối với thuốc trừ sâu có tính phân cực do không có khả năng lưu giữ trên cột sẽ cho hiệu suất thu hồi rất thấp. Hiện nay, để tăng hiệu suất thu hồi cho một số thuốc trừ sâu có độ phân cực cao, người ta sử dụng những chất hấp phụ có ái lực tốt hơn với chất phân tích. Những chất hấp phụ đó bao gồm styrene divinylbenzene gắn trên nền polymer. Như vậy, với chất hấp phụ mới, ta sẽ làm tăng hiệu suất thu hồi cho một số thuốc trừ sâu có độ phân cực cao.

    2.5. Kỹ thuật chiết pha rắn với chất hấp phụ trao đổi ion

    Thuốc trừ sâu dạng ion hay dễ bị ion hóa có thể được chiết bằng những chất hấp phụ trao đổi ion. Ở một pH nhất định, chất phân tích sẽ tồn tại dạng ion và được hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ theo cơ chế trao đổi ion và sau đó chất phân tích được rửa giải bằng dung dịch đệm có pH thích hợp.

    Ưu điểm: phương pháp này có thể áp dụng tốt cho chất phân tích ở dạng ion hay chất dễ ion hóa.

    Nhược điểm: phương pháp này hạn chế cho những mẫu mà trong nền mẫu chứa nhiều ion hữu cơ. Sự hiện diện của hàm lượng lớn ion hữu cơ trong nền mẫu sẽ gây tình trạng quá tải làm cho chất phân tích không được hấp phụ lên cột, như vậy sẽ dẫn đến hiệu suất thu hồi thấp.

    2.6. Chiết vi lượng pha rắn SPME (solid phase micro extraction)

    Phương pháp chiết này đơn giản, không dùng dung môi hữu cơ độc hại, và thực hiện nhanh với nhiều loại sợi chiết được làm sẵn với nhiều loại chất hấp thu khác nhau phủ lên sợi chiết. Sợi chiết silica được phủ lên một lớp pha tĩnh tương tự như cột sắc ký, sợi chiết được đặt bên trong một cây kim bảo vệ. Tương tự như chiết pha rắn, chiết SPME cũng dựa trên sự phân bố của chất phân tích giữa nền mẫu và pha tĩnh. Chiết vi lượng pha rắn gồm hai bước chính là chiết và giải hấp, ngoài ra còn có thể thực hiện thêm bước rửa nếu cần.

    Chiết: quá trình chiết có thể thực hiện bằng cách chiết ở phần khoảng không (đối với các hợp chất dễ bay hơi từ nền mẫu lỏng hoặc mẫu rắn), hoặc đưa trực tiếp sợi chiết tiếp xúc với mẫu. Đầu tiên mẫu được bỏ vào lọ kín, cắm cây kim vào lọ rồi đẩy sợi chiết ra để hấp thu chất phân tích lên pha tĩnh phủ bên ngoài sợi chiết. Sau đó sợi chiết được kéo vào bên trong kim bảo vệ và rút ra khỏi mẫu.

    Việc lựa chọn sợi chiết với thành phần pha tĩnh hợp lý là yếu tố chính của kỹ thuật này. Bề dày pha tĩnh phủ bên ngoài sợi chiết và độ xốp của pha tĩnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiết, bên cạnh đó một số yếu tố như nhiệt độ, thời gian chiết, pH cũng cần tối ưu để đạt được hiệu quả chiết tốt nhất.

    Giải hấp: các chất phân tích bị hấp thu vào pha tĩnh của sợi chiết được giải hấp ra để phân tích. Có thể giải hấp trực tiếp bằng cách gia nhiệt ở buồng tiêm mẫu sắc ký khí hoặc rửa giải bằng dung môi thích hợp. Gần đây đã có hệ thống kết nối trực tiếp với sắc ký lỏng, các hợp chất được giải hấp bằng thành phần pha động của hệ thống sắc ký lỏng.

    3. Kết luận: Trên đây là phần tổng quan về một số phương pháp chiết và làm sạch mẫu còn chứa vi lượng thuốc trừ sâu, bài viết tóm gọn lại một phần các phương pháp đang được sử dụng, vẫn còn rất nhiều các phương pháp chiết hiệu quả khác và bộ môn mong nhận được những đóng góp từ đọc giả để bài viết thêm hoàn chỉnh.

    ThS. Phan Nguyễn Thu Xuân

    Bộ môn Hóa phân tích

    Bài viết MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT VÀ LÀM SẠCH MẪU TRONG VIỆC XÁC DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/thong-bao-tin-tuc-khoa-duoc/mot-so-phuong-phap-chiet-va-lam-sach-mau-trong-viec-xac-du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat/feed/ 0
    Lưu trữ Tin tức khoa Dược - liêng-cào tố //asprou.com/khoa-duoc/tim-hieu-kha-nang-khang-khuan-va-khang-oxy-hoa-trai-truc-citrus-hystrix-dc/ //asprou.com/khoa-duoc/tim-hieu-kha-nang-khang-khuan-va-khang-oxy-hoa-trai-truc-citrus-hystrix-dc/#respond Sun, 04 Dec 2022 02:19:36 +0000 //asprou.com/?p=64052 Cây Trúc có tên khoa học là Citrus hystrix DC, thuộc họ Cam (Rutaceae). Ngoài tên gọi là cây Trúc, […]

    Bài viết Tìm hiểu khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa trái Trúc (Citrus hystrix DC) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    Cây Trúc có tên khoa học là Citrus hystrix DC, thuộc họ Cam (Rutaceae). Ngoài tên gọi là cây Trúc, người ta còn gọi bằng các tên khác như: cây số 8, cây Chanh Thái, cây Chúc, cây Trấp,… [1], [2] Trúc là loại cây thân gỗ nhỏ đến trung bình, có độ cao từ 2m đến 10m. Thân cây có gai nằm ngang. Lá xoan thuôn hay ngọn giáo, mép khía răng, chóp tròn hay lõm có khi nhọn màu xanh thẫm thùy kép, mọc đối, dài 7,5cm đến 10cm. Cuống lá dài và mở rộng thành cánh nổi bật, dài 15 cm, rộng 5 cm, lá có chứa tinh dầu, nên có mùi thơm nồng. Hoa nhỏ cánh hoa màu trắng dài 7-10 mm, nhị hoa màu vàng xếp thành bó hay chùm nhị dài 24-30mm. Quả có hình tròn, vỏ sần sùi, màu lục, khi chin có màu vàng, vỏ khá dày, thịt quả màu vàng xanh, ít nước nhưng nước có vị the và rất chua đường kính 5, 7 cm. Cây ra hoa quả quanh năm, thời gian ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng, cây cho năng suất cao và rất dễ trồng [3]. Trúc là loại cây có múi và có nguồn gốc từ đảo Sumbawa của Indonesia, sau đó, nó được trồng ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia và khu vực nhiệt đới của châu Á [4]. Ở nước ta, Trúc được trồng nhiều ở tỉnh An Giang và các tỉnh miền đông Nam Bộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam ít ăn quả Trúc vì quả này có vị rất chua, thường dùng để gội đầu, thuốc chữa đau bụng hay cảm mạo…

    Mùi thơm của lá Trúc mạnh gấp năm lần lá chanh thường. Tinh dầu Trúc rất thơm và giữ được rất lâu nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ ẩm thực, dược phẩm đến mỹ phẩm, trong đó bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây là lá và quả.

    Lá Trúc là một nguồn cung cấp thiết yếu dầu và có thể được tiếp thị như một chất bảo quản cho dược phẩm, hương liệu và mỹ phẩm.

    Trái Trúc có tác dụng chống oxi hóa, bảo vệ động mạch. Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong cơ thể thông qua việc chống lại các gốc tự do. Vỏ và nước cốt Trúc có chứa chất chống oxy hóa làm chậm quá trình mảng xơ vữa, sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch. Điều này giữ cho các động mạch khỏe mạnh [1]. Bảo vệ gan, gan là cơ quan chính liên quan đến sự giải độc và đảm bảo cân bằng nội môi sinh lý của sinh vật . Tác hại của rượu, phụ gia thực phẩm và chất ô nhiễm là các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh viêm gan, xơ gan [5]. Chiết xuất các hợp chất của lá Trúc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho thấy chúng có khả năng chống ung thư cổ tử cung và các dòng tế bào u nguyên bào thần kinh [6]. Có tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn có hại [7,8]. Tinh dầu Trúc có khả năng ức sự phát triển của các liên cầu khuẩn vùng hầu họng nên có vai trò cải thiện sức khỏe răng miệng. Do đó, tinh dầu Trúc thường được trộn với kem đánh răng và nước súc miệng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng và giúp nướu khoẻ mạnh [9]. Trong tinh dầu Trúc, các chất citronellol và limonene có tác dụng làm côn trùng tránh xa và được sử dụng trong các sản phẩm chống côn trùng cắn và gây bệnh [10]. Nước cốt Trúc và tinh dầu chiết xuất từ Trúc thường được ứng dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm dầu gội, sữa tắm. Ngoài ra còn ứng dụng trong việc chăm sóc da, giảm viêm và giảm đau khá hiệu quả đối với những người bị thấp khớp, viêm khớp, phù, gout,… Hương tinh dầu có thể giúp tinh thần trở nên thư giãn và thoải mái hơn. Do vậy, tinh dầu Trúc có thể làm an thần, giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc bị các vấn đề về rối loạn thần kinh.

    Qua những tác dụng của trái Trúc và nhằm tìm hiểu khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa cũng như đặc tính sinh học trong sự phát triển của trái Trúc để làm cơ sở nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất của trái để đáp ứng nhu cầu thương mại và sản xuất dược liệu.

    Tài liệu tham khảo:

    [1] Chaniphun B., Pongtorn S., and Chureeporn C. (2009), “Effect of processing on the flavonoid content and antioxidant capacity of Citrus hystrix leaf”, International Journal of Food Sciences and Nutrition, 60 (2), 162-174.

    [2] Trương Thị Đẹp (2007). Thực vật dược (Dùng cho dược sĩ đại học). NXB Giáo dục Việt Nam

    [3] Y Dược học Việt Nam (2019), “Cây Trấp, Chúc, Chanh xác – Citrus hystrix”, //www.ydhvn.com/lists/cay-trap-truc-chanh-xac-citrus-hystrix-dc (Truy cập ngày 30/06/2021).

    [4] Wu G. W., Terol J., Ibanez V., Lopez-Garcia A., Perez-Roman E., Borreda C., Domingo C., Tadeo F. R., Carbonell-Caballero J., Alonso R., Curk F., Du D., OllitraultP., Roose M. L., Dopazo J., Gmitter F. G., Rokhsar D. S. and Talon M. (2018), “Genomics of the origin and evolution of citrus”, Nature, 554, 311-316.

    [5] Abirami A., Nagarani G., and Siddhuraju P. (2015), “Hepatoprotective effect of leaf extracts from Citrus hystrix and C. maxima against paracetamol induced liver injury in rats”, Food Science and Human Wellness, 4(1), 35-41.

    [6] Tunjung W. A. S., Cinatl J. J., Michaelis M., Smales C. M. (2015), “Anticancer effect of kaffir lime (Citrus hystrix) leaf extract in cervical cancer and neuroblastoma cell lines”, Procedia Chem, 14, 465-468.

    [7] Sreepian A., Sreepian P. M., Chanthong C., Mingkhwancheep T., and Prathit P. (2019), “Antibacterial activity of essential oil extracted from Citrus hystrix (Kaffir Lime) peels: An in vitro study”, Tropical Biomedicine, 36 (2),

    [8] Abirami A., Nagarani G., and Siddhuraju P. (2013), “Antimicrobial activity of crude extract of Citrus hystrix and Citrus maxima”, International Journal of Pharmaceutical Siences and Research, 4 (1), 296-300.

    [9] Mitrakula K., Srisatjalukb R., Srisukhc V., and Vongsawana K. (2016), “Citrus hystrix (makrut oil) oral sprays inhibit Streptococcus mutans biofilm formation”, Sience Asia, 42, 12-21.

    [10] Loh F. S., Awang R. M., Omar D. and Rahmani M. (2011), “Insecticidal properties of Citrus hystrix DC leaves essential oil against Spodoptera litura fabricius”, Journal of Medicinal Plants Research, 5 (16), 3739-3744.

    Đỗ Thị Anh Thư

    BM Dược liệu – Thực vật

    Bài viết Tìm hiểu khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa trái Trúc (Citrus hystrix DC) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày liêng-cào tố .

    ]]>
    //asprou.com/khoa-duoc/tim-hieu-kha-nang-khang-khuan-va-khang-oxy-hoa-trai-truc-citrus-hystrix-dc/feed/ 0